Ngôi nhà của bạn có thể là nơi trú ngụ của rất nhiều độc tố, bao gồm cả formaldehyd và chloroform – vốn rất nguy hiểm nếu hít phải.

Ngoài ra, khoa học cũng chứng minh được, một số loại thực vật trồng trong nhà cũng có khả năng làm sạch không khí, tuy nhiên không nhiều. Chưa kể, theo ước tính của các chuyên gia, để đạt được hiệu quả khử độc tốt nhất, cần trồng ít nhất 2 cây như vậy trên mỗi 100 feet vuông (tức 9,29 m2). Nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã tìm ra giải pháp làm tăng khả năng giải độc của cây trầu bà vàng (pothos ivy) – một loại thực vật phổ biến trong nhà, nhờ ghép cho nó DNA của một con thỏ già.

Gene CYP2E1 trên cơ thể động vật có vú, khi được cấy ghép với thực vật trồng trong nhà sẽ tạo ra một hiệu quả kỳ diệu. Ảnh: Futurism.

Gene CYP2E1 trên cơ thể động vật có vú, khi được cấy ghép với thực vật trồng trong nhà sẽ tạo ra một hiệu quả kỳ diệu. Ảnh: Futurism.

Trong bài báo công bố trên Tạp chí Environmental Science & Technology hôm 20/12/2018, các nhà khoa học đã mô tả chi tiết cách họ cấy gene CYP2E1 (trên cơ thể động vật có vú) lên cây trầu bà vàng – gene này sẽ mã hóa một loại enzyme có khả năng phá vỡ liên kết trong phân tử của nhiều độc tố, bao gồm cả benzen và chloroform. Sau đó, cây (đang phát triển) sẽ được đặt vào một thùng đậy kín và bơm khí benzen hoặc cloroform vào, còn lại các thùng khác sẽ chứa cây không bị chỉnh sửa hoặc không có cây nào.

Kết quả theo dõi sau ba ngày cho thấy, nồng độ độc tố trong thùng chứa cây được ghép DNA của thỏ đã sụt giảm đáng kể, thậm chí sau tám ngày còn không thể phát hiện ra sự tồn tại chloroform, trái ngược hẳn với những thùng đặt cây không bị chỉnh sửa gene hoặc không có cây – nồng độ hầu như không đổi. Từ đó, nhóm nghiên cứu đi đến kết luận, rằng trong cây trầu bà vàng được chỉnh sửa gene đã xuất hiện một cơ chế hay bộ lọc sinh học đặc biệt, có khả năng khử độc mạnh mẽ, ngang với các thiết bị thương mại vẫn được rao bán trên thị trường. Vì vậy, ý tưởng trên quả thực là một sáng tạo tuyệt vời.