Kepler 452b, được gọi vui là trái đất 2.0, là một trong số hơn 500 hành tinh mới được phát hiện gần đây nhất. Nhưng Kepler 452b không phải là hành tinh duy nhất “giống trái đất” mà Kepler của NASA đã “nhìn” thấy. Kepler đã phát hiện… 12 hành tinh có thể “giống trái đất”

Những hành tinh được cho là giống Trái đất.
Những hành tinh được cho là giống Trái đất.

Kepler 452b, được gọi vui là “trái đất 2.0”, là một trong số hơn 500 hành tinh mới được phát hiện gần đây nhất. Nhưng Kepler 452b không phải là hành tinh duy nhất “giống trái đất” mà Kepler của NASA đã “nhìn” thấy. Kepler đã phát hiện… 12 hành tinh có thể “giống trái đất”.

Nghĩa là lớn ít nhất gấp đôi trái đất, có lớp vỏ cứng như trái đất và có khoảng cách đến sao chủ (mà chúng quay quanh, như trái đất quay quanh mặt trời) vừa đủ để giữ được nước ở thể lỏng. Nhưng thực ra Kepler không giúp chúng ta nhìn được chi tiết bề mặt của các hành tinh như Kepler 452b. Nó chỉ đo sự thay đổi về độ sáng của các sao chủ khi các hành tinh di chuyển trên quỹ đạo ngang qua sao chủ. Phương pháp này chỉ có thể đo được kích cỡ của các hành tinh chứ không đo được khối lượng của chúng. Và không ai có thể khẳng định Kepler 452b giống trái đất đến mức nào và ngay cả trong trường hợp có nước trên hành tinh này thì cũng không thể chắc chắn rằng có sự sống ở đó.

Mặc dù không thể khẳng định chắc chắn, các nhà khoa học vẫn đưa ra được một số yếu tố làm tăng khả năng có sự sống ở các hành tinh như Kepler 452b. Chẳng hạn, các nhà thiên văn học thuộc Viện Công nghệ Tokyo cho rằng các hành tinh quay quanh các sao chủ giống với mặt trời sẽ dễ có nước và sự sống hơn các hành tinh quay quanh các sao lùn nhẹ (khối lượng bằng khoảng một nửa mặt trời).

Còn học viện Công nghệ Massachusetts thì khẳng định các hành tinh nhỏ và có quỹ đạo tròn sẽ có khả năng có sự sống cao vì chúng giữ được khoảng cách gần như không đổi so với sao chủ trong suốt chu kỳ quay và nhờ vậy có khí hậu ổn định hơn.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Đại học Washington lại chú ý đến những hành tinh có núi lửa hoạt động… Và cho dù tồn tại nhiều quan điểm, cách tiếp cận và những tranh luận khác nhau về “sự sống” ngoài trái đất, nhưng tất cả đều hướng tới khát khao và nỗ lực để trả lời câu hỏi “Liệu chúng ta có cô độc trong vũ trụ này không?”.