Hai nghiên cứu mới đây về chỉnh sửa gene CRISPR cho thấy quá trình này có thể cải thiện khả năng phục hồi ở bệnh nhân đột quỵ và làm cho chuột trở nên thông minh hơn.

Hai bé gái sinh đôi từ Trung Quốc đã vô tình làm nên lịch sử vào năm ngoái bằng cách trở thành những em bé được chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới. Nhưng câu chuyện về nhà khoa học thực hiện quy trình này, He Jiankui, mới là vấn đề gây chú ý. Do những hành động "vô trách nhiệm" của mình, anh đã bị đồng nghiệp xa lánh, quản thúc tại gia và bị điều tra.

Ảnh: iflscience

He Jianki đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để sửa đổi DNA của cặp song sinh và cho hai em bé này khả năng chống lại virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), loại virus phát triển thành AIDS. Toàn bộ quy trình chỉnh sửa gene diễn ra trong khi cặp song sinh, Lulu và Nana, vẫn còn là phôi thai. Tuy nhiên, việc vô hiệu hóa gene CCR5 có thể đã tạo ra nhiều tác động hơn ngoài việc gây miễn dịch HIV.

Việc loại bỏ gene nói trên có thể đã giúp cặp song sinh tăng cường trí nhớ và tăng cường tiềm năng học tập của chúng. Hai nghiên cứu mới đây, một quy trình chỉnh sửa gene tương tự đã được chứng minh là cải thiện khả năng phục hồi ở bệnh nhân đột quỵ và làm cho chuột trở nên thông minh hơn.

"Câu trả lời có thể là có, việc chỉnh sửa gene đã ảnh hưởng đến bộ não của cặp song sinh", Alcino J. Silva, nhà sinh học thần kinh tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), người tham gia vào cả hai nghiên cứu trên, nói với MIT Technology Review.

"Giải thích đơn giản nhất là những đột biến đó có thể sẽ có tác động đến chức năng nhận thức ở cặp song sinh."

Tất nhiên, ông nói thêm, hầu như không thể dự đoán chính xác việc chỉnh sửa gene sẽ ảnh hưởng đến Lulu và Nana như thế nào trong thực tế. Cũng không có gì để chứng minh rằng He Jianki chủ động "cải thiện" khả năng nhận thức của cặp song sinh. Kể cả nếu có bằng chứng khoa học vững chắc rằng việc vô hiệu hóa gene CCR5 có những lợi ích cho chuột, thì điều đó cũng không chứng minh rằng quá trình tương tự có lợi ích như vậy ở người.

Nhưng Silva, người đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về gene CCR5, nói rằng nhiều người ở thung lũng Silicon đang có một mối quan tâm không lành mạnh đối với các em bé được thiết kế để trở nên siêu thông minh. Và điều này khiến ông đặt câu hỏi về động cơ thực sự đằng sau quy trình chỉnh sửa gene vừa diễn ra tại Trung Quốc.

"Tôi chợt nhận ra rằng họ thực sự nghiêm túc về chuyện nhảm nhí này", Silva nói, kể về khoảnh khắc đầu tiên ông nghe nói về cặp song sinh.

Sau đó, trong một hội nghị thượng đỉnh, ông xác nhận rằng ông biết về những tác động lên nhận thức có thể có của việc loại bỏ CCR5, nhưng ông cũng nói rằng: "Tôi chống lại việc sử dụng chỉnh sửa gene để cải tiến [con người]."

Mặc dù chúng ta sẽ phải giải quyết các vấn đề phát sinh về mặt đạo đức và ý nghĩa thực tế của cuộc phẫu thuật đối với Lulu và Nana vẫn còn đang được xác định, Silva tin rằng có khả năng một ngày nào đó chúng ta có thể thay đổi trí thông minh của con người thông qua quá trình chỉnh sửa gene.

"Có thể hình dung rằng vào một thời điểm nào đó trong tương lai chúng ta có thể tăng chỉ số IQ trung bình của con người không? Tôi sẽ không phải là nhà khoa học nếu tôi nói không. Nghiên cứu trên chuột cho thấy câu trả lời có thể là có", ông nói tiếp.

"Nhưng chuột không phải là người. Hiện giờ chúng ta không biết những hậu quả sẽ xảy ra khi chỉnh sửa. Chúng ta chưa sẵn sàng cho điều đó."

Và ngay cả khi chúng ta có thể chỉnh sửa gene, điều đó không có nghĩa là chúng ta nên làm.

Nguồn: