Với việc hành tinh Kepler-62F cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng và không có con tàu vũ trụ nào có thể đạt vận tốc bằng tốc độ của ánh sáng, nên chuyện con người có thể chuyển đến hành tinh này sinh sống là điều hoàn toàn không thể xảy ra.

Vào năm 2013, một kính viễn vọng của NASA đã phát hiện ra hành tinh Kepler-62F cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng. Được biết, hành tinh này có kích thước lớn hơn hành tinh xanh của chúng ta tới 40% và có đủ điều kiện để tồn tại và phát triển sự sống.

Bởi vì, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều thành phần khí quyển có nồng độ cao, có khả năng duy trì nước lỏng (nước lỏng là một trong những điều kiện đầu tiên để tồn tại một sự sống) trên Kepler-62F. Bên cạnh đó, yếu tố giữ nước quan trọng nhất đó chính là khí Carbon Dioxide (khí này sẽ giúp duy trì và giữ chất lỏng khỏi bị đóng băng trên bề mặt hành tinh) cũng tồn tại trên hành tinh này.

Ở thời điểm hiện tại, con người không thể chuyển đến hành tinh Kepler-62F sinh sống được.

Chứng kiến việc các nhà khoa học công bố tin, hành tinh Kepler-62F có thể tồn tại và phát triển sự sống, nhiều người đã tự hỏi rằng, con người có thể chuyển đến hành tinh này sinh sống hay không?

Câu trả lời là không. Bởi vì, chỉ tính riêng quãng đường, hành tinh Kepler-62F đã cách chúng ta đến 1.200 năm ánh sáng và chẳng có con tàu vũ trụ nào có thể đạt vận tốc bằng tốc độ của ánh sáng. Cho dù, có thể sản xuất ra được 1 con tàu vũ trụ có vận tốc bằng tốc độ ánh sáng đi chăng nữa, thì con người chúng ta cũng phải mất 1.200 năm mới tới được hành tinh này. Trong khi đó, chẳng ai có thể sống được 1.200 cả.

Đáng chú ý, nếu một con tàu vũ trụ bay với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng thì nó sẽ bị huỷ diệt. Theo những kết quả tính toán của giáo sư William A. Edelstein thuộc Trường ĐH John Hopkins (Mỹ), thủ phạm gây ra điều đáng sợ này chính là hidro trong khoảng không gian vũ trụ.

Cụ thể, một tên lửa nếu bay với tốc độ bằng 99,999998% tốc độ ánh sáng (tốc độ ánh sáng gần bằng 300.000m/s) để thâm nhập được vào trung tâm của dải Ngân Hà sẽ mất một khoảng thời gian chừng 10 năm. Trong khi đó, mỗi mét khối không gian giữa các hành tinh có khoảng 2 nguyên tử hidro. Khi bề mặt của tên lửa va chạm vào hidro thì lực va đập lên tới 7 teraelectron-volt. Năng lượng đó tương đương với năng lượng va chạm của proton trong máy gia tốc lớn LHC, khi hoạt động hết công suất.

Ngoài ra, lớp tường bằng nhôm dày 10cm của con tàu vũ trụ giữ lại 1% các tia phóng xạ. Cho nên, trong 1 giây, các nhà du hành vũ trụ phải tiếp nhận cường độ phóng xạ là 10.000 Sivert. Cường độ phóng xạ mạnh như vậy cũng huỷ hoại kết cấu của con tàu và tất cả những thiết bị điện tử trên đó.

Ngoài ra, các yếu tố như, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và các thiên tai đáng sợ khác trên hành tinh Kepler-62F đến nay cũng chưa được tính toán ra. Do đó, chúng ta có thể đưa ra một kết luận là, ở thời điểm hiện tại, con người hoàn toàn không có cơ hội chuyển đến hành tinh Kepler-62F để sinh sống.

Tuy nhiên có một điều chúng ta vẫn thấy trong các bộ phim viễn tưởng và cũng là một giả thuyết mà các nhà khoa học đang nghiên cứu, đó chính là worm hole (hố sâu). Giống như một đường hầm nối giữa hai không gian uốn cong, bằng cách đi qua worm hole chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian để đến được những nơi rất xa trong vũ trụ. Thế nhưng, đây vẫn chỉ là giả thuyết đang được nghiên cứu.