Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe người dân.

Theo bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh - có 2 yếu tố liên quan mật thiết tới sức khỏe người dân cần quan tâm khi nói tới vấn đề ô nhiễm không khí: đó là chỉ số chất lượng không khí AQI và nồng độ bụi PM2.5.

PGS –TS Nghiêm Trung Dũng đang trình bày tại Hội thảo "Chất lượng không khí ở Hà Nội - Tình trạng và các giải pháp khoa học kỹ thuật 2017".

Để xác định nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí, PGS –TS Nghiêm Trung Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội - cho biết, hiện nay có 3 kỹ thuật đo chính là kỹ thuật beta, tán xạ ánh sáng và kỹ thuật TEOM. Tuy nhiên, những kỹ thuật này chỉ có khả năng xác định nồng độ bụi chứ không xác định được thành phần hóa học của bụi.

PGS –TS Nghiêm Trung Dũng đứng thứ 5 từ trái sang.

Muốn xác định thành phần bụi, người ta phải lấy mẫu, đem về phân tích thành phần hóa học. Lúc này, người ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để xác định thành phần hóa học như phương pháp khối phổ cao tần plasma, đo bằng cách kích hoạt nơ ron, bằng tia Xe, bằng phổ từng phân tử…