Chất rửa này có vị đắng ngọt, mùi như chè nếp, thoảng mùi quế với chút ít mùi vỏ bưởi. Hoàn toàn không nhớt dính như nước rửa công nghiệp, không tốn nước tráng, không khô nứt móng tay.

Dung dịch này có thể dùng để rửa chén bát nồi chảo, lau bếp, lau sàn nhà, rửa bàn chải răng khi đánh răng bằng dầu dừa hay dầu olive. Rửa vòi nước inox sáng bóng. Rửa vỏ trái cây. Rửa kính.

Dưới đây là công thức tự làm nước rửa tại nhà 100% nguyên liệu thiên nhiên của chị Liên Hương, một người am hiểu về thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm thân thiện với thiên nhiên chia sẻ:

nước rửa thiên nhiên, tự làm nước rửa chén, tự làm nước rửa bát, bảo vệ da tay, bảo vệ môi trường, người tiêu dùng thông thái

Từ quả bồ hòn, chị Liên Hương tự chế ra nước tẩy rửa không hại da tay,
thân thiện môi trường.

Nguyên liệu:

- Trong mâm gồm trái bồ hòn khô đã tách hạt và thanh quế để nấu cùng.

- Trong đĩa gốm là bồ hòn sau khi đã nấu vớt ra khỏi nước. Nó nở ra và không còn độ bóng như trái khô.

- Rây để lọc thành phẩm, khi cho dung dịch vào bình tạo bọt cần lọc qua vải màn để khỏi tắc vòi nhấn.

- Túi lưới để đựng bồ hòn cho vào máy giặt cửa trên. Bã bồ hòn sau khi nấu nước rửa chén vẫn dùng để giặt hoặc phơi khô, sang tuần sau nấu mẻ khác – nghĩa là dùng đi dùng lại nhiều lần cho tới khi hết bọt.

- Vỏ bưởi bào.

nước rửa thiên nhiên, tự làm nước rửa chén, tự làm nước rửa bát, bảo vệ da tay, bảo vệ môi trường, người tiêu dùng thông thái

Bào vỏ bưởi bằng dụng cụ chuyên, chỉ lấy phần tinh dầu rất mỏng ngoài cùng rồi hãm như pha trà.

Cách làm:

- 1 cốc 200ml đầy trái bồ hòn Việt Nam khô đã tách hạt, khoảng 20 trái.

- 1 thanh vỏ quế.

- Vỏ của 1/3 trái bưởi. Có thể dùng vỏ cam, chanh, chanh vàng là thơm nhất.

- 1 lít nước máy hay nước giếng, nước mưa.

- Ngâm bồ hòn trong nước qua đêm, khoảng 12 tiếng. Ngâm trong nồi thủy tinh, tráng men, inox.

- Đun sôi bồ hòn và quế, kể từ lúc sôi ninh nhỏ lửa thêm 45’.

- Bào vỏ bưởi bằng dụng cụ chuyên, chỉ lấy phần tinh dầu rất mỏng ngoài cùng. Khi nấu bồ hòn gần xong thì hãm vỏ bưởi bào y như pha trà, 1/3 trái bưởi như trong đĩa cần 100ml nước sôi. Chắt nước cốt cho vào nồi bồ hòn, sôi lại thì bắc ra.

- Để nguội, lọc qua rây vải màn, cho vào chai, chai nhấn tạo bọt dùng tiết kiệm hơn nhiều và cũng tiện hơn nhiều.

Thành phẩm:

- Chai tạo bọt thấp 250ml, nhạt màu, là nước rửa chén bồ hòn/quế/bưởi vừa nấu xong trưa nay. Dùng được khoảng 1 tuần.

- Chai tạo bọt cao 400ml, thẫm màu, là nước giặt bồ hòn/bồ kết để chuyên cho đồ màu đồ len, lụa… không có tinh dầu pha trộn. Dùng cho giặt tay hoặc máy giặt cửa ngang.

Một số điểm lưu ý:

- Cho thêm các thảo mộc có tinh dầu để sản phẩm có mùi dễ chịu chứ không nhất thiết. Có thể dùng hoa oải hương khô, hoa hồi, vỏ chanh, tinh dầu bào chế – tùy trong nhà có gì thì dùng thứ đó. Tinh dầu bào chế sẵn có nhiều ưu điểm, ngoài việc hương thơm ổn định còn kéo dài được thời hạn dùng sản phẩm. Nếu nấu đặc quá thì khó tạo bọt.

- Vùng da đặc biệt nhiều dầu như cách mũi, cằm, lưng, lấy chút bọt xoa nhẹ, thấm bằng giấy, rồi rửa lại bằng nước, dầu giảm đáng kể. Chú ý không để dây vào mắt.

- Trong các giống bồ hòn thì loài Sapindus Mukorossi mọc vùng núi cao ở Nepal, Bắc Ấn Độ, Himalaya là tốt nhất thế giới. Từ bồ hòn này, dân bản địa không chỉ giặt mà chế nước gội đầu, tắm, cạo râu, nước lau đá...

- Để dùng dần vào việc giặt, bạn nấu bồ hòn như trên nhưng chỉ thuần bồ hòn không thêm quế hay tinh dầu, để nguội, lọc bã, đông băng, khi nào cần giặt tách ra 2-3 viên cho vào máy giặt là xong.