Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances vào tháng 2/2020, các dòng hải lưu trên Trái đất đang di chuyển nhanh hơn so với hai thập kỷ trước, đặc biệt là tại các vĩ độ nhiệt đới.

Ảnh: NASA.
Ảnh: NASA.

Sự tăng tốc này xảy ra không chỉ trên bề mặt đại dương mà còn ở độ sâu tới 2.000m.

“Chúng tôi khá ngạc nhiên về hiện tượng này. Vận tốc của các dòng hải lưu thay đổi là do sự gia tăng tốc độ gió cũng như tác động của biến đổi khí hậu trong hai thập kỷ qua”, Janet Sprintall, đồng tác giả nghiên cứu tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California, San Diego (Mỹ), cho biết.

Cụ thể, gió trên đại dương đang mạnh dần với tốc độ tăng lên 1,9% sau mỗi thập kỷ. Sự gia tăng tốc độ gió này truyền động năng đến bề mặt của đại dương và các vùng nước sâu hơn.

Michael McPhaden, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nhận định hiện tượng tăng tốc không thể hiện rõ ràng ngay lập tức vì các dòng hải lưu vốn di chuyển chậm. Ví dụ, dòng Hải lưu Nam Xích đạo (South Equatorial Current) di chuyển với vận tốc 1 dặm/giờ, và nó chỉ tăng tốc 0,05 dặm/giờ [khoảng 5%] trong một thập kỷ.