Đây là kết quả khi các nhà khoa học ở Đại học liên bang Pernambuco, Brazil nghiên cứu loài dơi ma cà rồng có lông chân, sống ở Vườn quốc gia Catimbau, Brazil.

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi, liệu dơi ma cà rồng có hút máu người không nếu như chúng không tìm được thức ăn là máu chim - nguồn thực phẩm duy nhất của chúng, các nhà khoa học đã nghiên cứu 70 mẫu phân từ một quần thể dơi ma cà rồng ở khu vực Vườn quốc gia Catimbau. Họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện trong 3 mẫu phân có chứa máu người, còn ngoài ra nhiều mẫu máu khác có máu gà.

Trả lời phỏng vấn tờ New Scientist, người đứng đầu nhóm nghiên cứu - Enrico Bernard - cho biết: “Chúng tôi khá ngạc nhiên bởi giống dơi này xưa nay không thích ứng với việc uống máu của động vật có vú. Có lẽ chúng đang thích ứng với điều kiện sống không có nhiều chim để làm thức ăn và buộc phải tìm tòi thêm những nguồn thức ăn mới”.

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra loài dơi ma cà rồng có hút máu người.
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra loài dơi ma cà rồng có hút máu người.

Máu của động vật có vú thường đông hơn, có nhiều protein hơn máu chim, khiến cho việc tiêu hóa của dơi trở nên khó khăn.

Trong những nghiên cứu trước kia, các nhà khoa học nhận thấy, dơi thà chết đói chứ không uống máu lợn hay dê.

Các nhà khoa học tin rằng sự xuất hiện của con người gần khu vực vườn quốc gia khiến lũ chim ngày càng ít là nguyên nhân khiến lũ dơi uống máu người.

Kết quả nghiên cứu đang làm dấy lên mối lo ngai cho người dân Brazil bởi dơi được coi là loài có khả năng phát tán bệnh dại.