Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature Astronomy vào tháng 2/2019, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện bằng chứng về một vụ va chạm giữa hai ngoại hành tinh bên trong hệ thống sao Kepler 107, cách Trái đất khoảng 1.714 năm ánh sáng.

Vụ va chạm giữa hai ngoại hành tinh trong hệ thống sao Kepler 107. Ảnh: Đại học Bristol
Vụ va chạm giữa hai ngoại hành tinh trong hệ thống sao Kepler 107. Ảnh: Đại học Bristol

Có bốn hành tinh quanh xung quanh ngôi sao Kepler 107.

Bằng cách sử dụng dữ liệu từ Kính viễn vọng Kepler của NASA và Kính thiên văn Quốc gia Galileo tại Đài thiên văn Roque de los Muchachos (Tây Ban Nha), nhóm nghiên cứu đã đo bán kính và khối lượng của các hành tinh này.

Mặc dù hai hành tinh trong cùng có bán kính tương đương nhau nhưng khối lượng của chúng lại rất khác nhau.

Hành tinh thứ hai (Kepler 107c) đặc gấp 3 lần hành tinh thứ nhất.

Theo lý thuyết về sự phát triển của hành tinh, sự bay hơi các lớp bên ngoài của hành tinh do bức xạ của ngôi sao ở trung tâm sẽ khiến hành tinh đặc nhất nằm gần ngôi sao nhất.

Để giải thích việc hành tinh thứ nhất có mật độ thấp hơn, các nhà khoa học cho rằng Kepler 107c đã va chạm với một hành tinh khác làm thổi bay lớp vỏ của nó, để lại phần lõi ở trung tâm đậm đặc hơn.