Bất chấp cái nóng như thiêu như đốt tại Sahara - có nơi đạt 70 độ C - loài kiến bạc sa mạc (Cataglyphis bombycina) vẫn tồn tại và phát triển mạnh.

Bộ lông bạc vừa thời trang vừa giúp kiến bạc sa mạc chống nóng, kiếm mồi dễ dàng. Ảnh: Passionfourmis
Bộ lông bạc vừa thời trang vừa giúp kiến bạc sa mạc chống nóng, kiếm mồi dễ dàng.
Ảnh: Passionfourmis


Điều đáng nói là loài kiến này cũng chỉ chịu đựng được nhiệt độ tối đa là 53,60C. Vậy bí quyết sinh tồn trong điều kiện nóng bức của chúng là gì?


Tiến sỹ Serge Aron thuộc Đại học Tự do Brussels (Bỉ) và các đồng nghiệp vừa khám phá bí mật này. Theo đó, loài kiến bạc sa mạc sở dĩ có thể chịu được sức nóng tại Sahara là nhờ bộ lông bạc với hình dáng độc đáo, thời trang.


Những chiếc lông này không chỉ đẹp mà còn có tác dụng phản chiếu ánh sáng. Năng lượng mặt trời sẽ không được hấp thụ vào cơ thể kiến, mà nhờ những sợi lông đặc biệt chuyển đổi ánh sáng trở nên có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại và được các sợi phản xạ lại, tỏa ra môi trường.


“Khả năng phản chiếu bức xạ mặt trời bằng phản xạ nội toàn phần của kiến bạc là một cơ chế thích nghi mới lạ so với các loài động vật sa mạc khác. Nó giúp loài kiến Cataglyphis bombycina tự bảo vệ hiệu quả trước các tia bức xạ mặt trời dữ dội” - tiến sỹ Serge Aron cho biết.


Khả năng đặc biệt này không chỉ giúp loài kiến chống nóng mà còn chính là “kế sinh nhai”, giúp chúng có thể ra ngoài tổ kiếm ăn ngay cả vào giữa trưa, khi ánh nắng mặt trời gay gắt nhất. Đây là thời điểm mà nhiều sinh vật khác như côn trùng, thằn lằn không chịu được sức nóng nên chết đi và nhiệm vụ của kiến chỉ là tha chúng về tổ.


Ngoài ra, việc kiếm mồi vào thời điểm nắng nóng nhất cũng giúp lũ kiến tránh chạm mặt với những loài động vật săn mồi khác.

>> Đón đọc Cẩm nang Sở hữu trí tuệ 2016