Kính viễn vọng không gian Hubble đã cung cấp những hình ảnh 4k vô cùng ấn tượng về sao Mộc.

Hàng năm kính thiên văn Hubble của chụp những hình ảnh mới của mỗi hành tinh để phát hiện bất kỳ thay đổi nhìn thấy được có thể xảy ra.
Theo NASA, thu thập những hình ảnh cá hành tinh hàng năm sẽ giúp các nhà khoa học hiện tại và tương lai thấy sự thay đổi của thế giới khổng lồ theo thời gian như thế nào. Sự quan sát này được thiết kế để ghi một loạt những điểm nôt bật, bao gồm cả gió, mây, bão và hóa học khí quyển.
Năm nay, sao Mộc là hành tinh đầu tiên của hệ Mặt trời được chụp lại. Sự kiện này càng đặc biệt hơn vì nó được ghi lại với độ phân giải 4k, siêu HD. Trong hình ảnh 4k của sao Mộc, con bão Vết đỏ lớn, một dấu chấm đỏ ngoại cỡ trên bề mặt Sao Mộc, đã có dấu hiệu nhỏ dần.
Sao Mộc chụp bằng công nghệ 4K.
Sao Mộc chụp bằng công nghệ 4K.

"Mỗi lần chúng tôi nhìn vào sao Mộc lại nhận được những gợi ý trêu ngươi rằng một cái gì đó thực sự thú vị đang diễn ra," Amy Simon, một nhà khoa học tại Trung tâm không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland cho biết. "Lần này cũng không ngoại lệ."
Vết đỏ lớn là một siêu bão với xoáy nghịch trên sao Mộc, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Vết Đỏ Lớn dài khoảng 24.000 đến 40.000 km và rộng khoảng 12.000 đến 14.000 km, đủ sức chưa 3 trái đất bên trong.
Vệt đỏ lớn trên sao Mộc ngày càng nhỏ dần.
Vệt đỏ lớn trên sao Mộc ngày càng nhỏ dần.

Theo Verge, Vết đỏ lớn đang dần bị thu hẹp lại. Nó đã làm thay đổi hình dạng của vết đốm thành một vòng tròn, những hình ảnh mới nổi bật được ghi lại từ kình thiên văn Hubble cho thấy vết đốm đang có kích thước nhỏ hơn bao giờ hết.
Các quan sát của kính thiên văn Hubble xác nhận rằng, độ lớn của vết đốm này hiện nay dưới 16.500km, đây là đường kính nhỏ nhất từng được ghi lại. Tỷ lệ hao hụt của vết đốm thật đáng chú ý khi chỗ hẹp nhất của vết nhỏ dần đi dưới 1000km mỗi năm. Trục dài của cơn bão đặc điểm này là khoảng 150 dặm (240 km) ngắn hơn bây giờ so với năm 2014.
Bộ sưu tập các bản đồ mà chúng ta sẽ xây dựng lên theo thời gian không chỉ giúp các nhà khoa học hiểu được bầu khí quyển của hành tinh khổng lồ, mà còn cả bầu khí quyển của những hành tinh được phát hiện quanh các ngôi sao khác cùng với khí quyển và đại dương của Trái Đất.
Hiện sao Hải Vương, sao Diêm Vương cũng đã được quay và sẽ công bố trong thời gian tới.