Đối với các phi hành gia, các nhà thiên văn học, các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh, những người đam mê không gian, năm 2018 dự kiến sẽ mang đến nhiều điều thú vị.

Dưới đây là chín sự kiện thú vị sẽ xảy ra trong năm 2018:

1. Tên lửa mạnh nhất thế giới

Sau khi thực hiện nhiều vụ phóng tên lửa ở Mỹ vào năm 2017, SpaceX đang chuẩn bị khởi động năm 2018 với một điều đặc biệt. Các nhà khoa học đã có kế hoạch đưa tên lửa Falcon Heavy của mình thực hiện chuyến bay thử vào đầu tháng Một.

Tàu Falcon Heavy về bản chất là một bộ ba của lõi Falcon 9 gắn ghép lại với nhau. Ba động cơ tên lửa này có thể tạo ra 5 triệu pound lực đẩy tại thời điểm cất cánh - tương đương với mười tám máy bay Boing 747.

"Falcon Heavy có thể nâng trọng tải hơn gấp đôi so với tên lửa mang hàng hóa hoạt động gần nhất - Delta IV Heavy, với chi phí chỉ bằng 1/3", công ty Space X tuyên bố trên trang web của mình.

Sau khi vượt qua nhiều đợt thử nghiệm vào năm 2017, tên lửa này cuối cùng đã sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên. Cuối cùng thì Falcon Heavy sẽ di chuyển phi hành đoàn và hàng hóa giữa Trái Đất và sao Hỏa.

Tàu Falcon 9 hạ cánh.
Tàu Falcon 9 hạ cánh.

2. Thực hiện những chuyến bay có người lái tại Mỹ

Lần cuối cùng các phi hành gia được phóng lên từ tàu vũ trụ tại nước Mỹ là vào năm 2011. Từ đó, tất cả các chuyến bay đi đến trạm không gian được thực hiện trên tên lửa của Nga phóng từ Kazakhstan. NASA hy vọng sẽ đưa phi hành đoàn ra vũ trụ tại Hoa Kỳ vào năm 2018 với sự giúp đỡ của các công ty không gian thương mại Boeing và SpaceX.

SpaceX hy vọng sẽ phóng tàu vũ trụ Crew Dragon của mình sử dụng tên lửa Falcon 9 vào đầu mùa hè, trong khi Boeing nhắm đến việc phóng tàu vũ trụ Starliner của mình bằng cách sử dụng tên lửa Atlas Launch V của United Launch vào tháng 11.

Năm 2017, cả hai công ty tiết lộ những bộ quần áo không gian mang sẽ được mặc bởi hành khách. Các công ty cũng đặt những bộ quần áo không gian của họ thông qua nhiều bài kiểm tra. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bài thử nghiệm và đánh giá về an toàn và những chuyến bay của Mỹ có thể bị trì hoãn cho đến năm 2019.

3. Quay trở lại mặt trăng

Trong khi NASA sẽ không thực hiện sứ mệnh đi đến mặt trăng nào vào năm 2018, SpaceX hy vọng sẽ gửi một đôi du khách trên một chuyến đi vòng quanh mặt trăng trong năm tới.

Các khách du lịch vũ trụ sẽ bay lên bằng tàu Dragon 2, nó sẽ được đưa vào không gian bởi tên lửa Falcon Heavy của công ty. Trọng lực của trái đất sẽ giúp kéo các tàu con (capsule) về phía mặt trăng.

Không có con người nào đến mặt trăng kể từ sứ mệnh Apollo 17 năm 1972.

"Giống như phi hành gia Apollo lúc trước, những người này sẽ đi vào không gian, mang hy vọng và ước mơ của tất cả nhân loại, được dẫn dắt bởi tinh thần khám phá của con người", SpaceX nói trong một tuyên bố đầu năm nay.

4. Khám phá thêm nhiều hành tinh ngoài hệ mặt trời

Các nhà thiên văn đã tìm thấy rất nhiều hành tinh mới vào năm 2017, bao gồm hàng chục thế giới có thể hỗ trợ sự sống. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra bảy hành tinh có kích thước như Trái đất quay quanh TRAPPIST-1, ngôi sao lùn đỏ khổng lồ cách mặt trời 40 năm ánh sáng. Họ cũng tìm thấy tám hành tinh trong hệ thống Kepler-90, một kỷ lục mới.

Có lẽ nhiều khám phá đáng chú ý đang được tiến hành vào năm 2018. Một số trong những khám phá này chắc chắn sẽ được thực hiện với sự trợ giúp của TESS, cỗ máy hành tinh mới nhất của NASA. Các vệ tinh TESS dự kiến được phóng vào tháng Ba. Trong hai năm, vệ tinh sẽ tìm kiếm, nghiên cứu trên 200.000 ngôi sao.

Trong khi Kepler chủ yếu xem xét những sự biến đổi trên mặt các ngôi sao nằm cách Trái Đất vài nghìn năm ánh sáng, TESS sẽ tập trung vào những ngôi sao cách đó chỉ vài trăm năm ánh sáng.

5. Một năm bận rộn cho châu Á

Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều có một số nhiệm vụ không gian quan trọng được lên kế hoạch cho năm 2018.

Cơ quan vũ trụ của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ thực hiện sứ mệnh quay trở về thăm dò mặt trăng đầu tiên kể từ năm 1976. Phi thuyền thăm dò mặt trăng Chang'e 5 sẽ được đưa vào không gian bằng tên lửa Long March 5 vào dịp năm mới. Nó sẽ hạ cánh vào khu tối của mặt trăng, nơi mà nó sẽ nghiên cứu địa lý vì các nhà khoa học còn biết rất ít về khu vực này.

Ấn Độ cũng sẽ bay lên mặt trăng. Tàu Chandrayaan 2 của đất nước này được lên kế hoạch cho một đợt phóng vào tháng 3. Tên lửa này, bao gồm một tàu quỹ đạo, một tàu thăm dò và một xe tìm kiếm sẽ được đưa vào quỹ đạo trái đất cao trước khi lên mặt trăng. Một khi được phóng bởi tàu vũ trụ, tàu thăm dò và xe nghiên cứu sẽ đáp xuống bề mặt mặt trăng. Dụng cụ của xe được thiết kế để nghiên cứu đất mặt trăng.

Cơ quan vũ trụ của Nhật Bản có kế hoạch phóng vệ tinh theo dõi trái đất, cũng như một trạm không gian tiếp tế. Cơ quan này cũng hỗ trợ nhiệm vụ của cơ quan vũ trụ Châu Âu ESA đối với nhiệm vụ thám hiểm sao Thuỷ.

6. Một chuyến đi đến sao Thuỷ

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu hy vọng sẽ phóng tàu vũ trụ BepiColombo của mình trước dịp cuối năm 2018. Chuyến bay vào cuối năm sẽ là điểm bắt đầu của nhiệm vụ 7 năm của cơ quan đến sao Thuỷ, hành tinh gần mặt trời nhất. Các tàu thăm dò sẽ không đến được hành tinh này cho đến năm 2025, nhưng có khả năng sẽ mang lại một số hình ảnh mới thú vị của hệ mặt trời trên đường đi.

7. Săn tìm tiểu hành tinh

Cả JAXA và NASA đều phải đối mặt với các mục tiêu tiểu hành tinh của họ vào năm 2018.

Các tàu OSIRIS-REx của NASA - viết tắt của Origins, dùng để giải thích quang phổ, nhận dạng tài nguyên, an ninh - sẽ tới tiểu hành tinh Bennu vào tháng Tám.

Các tàu thăm dò sẽ xoay quanh tiểu hành tinh trong hai năm trước khi hạ cánh để lấy mẫu. Khối thiên thạch vũ trụ rộng 1.614 foot này thuộc về một nhóm các tiểu hành tinh gần Trái đất được biết đến dưới tên gọi nhóm Apollo. Các nhà khoa học hy vọng rằng phân tích của 101955 Bennu sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về bản chất của hệ mặt trời thời kì đầu.

Tàu Hayabusa 2 của JAXA cũng đến gần với một tiểu hành tinh Apollo. Cuộc thăm dò được dự kiến sẽ tới tiểu hành tinh Ryugu vào tháng Sáu. Nó sẽ mang về mẫu vào năm 2020.

8. Một cuộc hạ cánh khác lên sao Hoả

Hành tinh Đỏ sẽ sớm trở nên đông đúc hơn một chút. Vào tháng 5, NASA sẽ phóng tàu thăm dò InSight, tàu thăm dò mới nhất của cơ quan này. Tàu thăm dò này sẽ tới sao Hỏa trong tháng 11. Sau khi đổ bộ, nó sẽ sử dụng một loạt các dụng cụ địa vật lý tinh vi để nghiên cứu phần bên trong của Hành tinh Đỏ. Các nhà khoa học hy vọng những quan sát của tàu thăm dò sẽ mang lại những hiểu biết mới sự hình thành địa chất của hành tinh này.

9. Chuyến bay đến gần mặt trời

Tàu thăm dò NASA's Parker Solar dự kiến ra mắt vào mùa hè 2018. Các tàu này sẽ bay gần mặt trời hơn bất kỳ tàu không gian nào trong lịch sử. Chuyến thăm dò sẽ hoàn thành 24 chuyến bay qua mặt trời trong vòng 7 năm. Một phương pháp sẽ được sử dụng để đẩy tàu đến gần cách khoảng 3,9 triệu dặm so với bề mặt mặt trời. Sử dụng các thiết bị được bảo vệ bởi tấm chắn năng lượng mặt trời được làm bằng vật liệu carbon- carbon tăng cường, tàu thăm dò Parker Solar sẽ nghiên cứu về điện và từ trường của mặt trời, cũng như các hiện tượng điện từ độc đáo của nó.