Có rất nhiều thuật ngữ khoa học cực kỳ phổ biến nhưng lại thường bị dùng sai nghĩa, bạn mắc bao nhiêu lỗi dùng từ dưới đây.

Chúng ta luôn cố gắng để trở thành những người dùng tiếng Anh thật chuẩn xác và có trách nhiệm, nhưng đôi khi vẫn không tránh khỏi những sai lầm.

Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, chúng ta càng dễ dàng mắc lỗi hơn, bởi ngoài ý nghĩa thông thường, từ ngữ luôn chứa đựng những hàm ý khác nhau đối với các nhà khoa học, và phải thừa nhận chắc chắn rằng chúng ta không phải là những người duy nhất mắc các lỗi sai như dưới đây.

Hãy xem bài viết này để chắc là bạn không lặp lại lỗi sai một lần nữa.

1. Lý thuyết (Theory)

Đối với một người bình thường, lý thuyết chỉ là một ý tưởng bất chợt trong đầu ai đó nhưng trong khoa học, lý thuyết mang ý nghĩa danh dự rất cao khi đưa ra một ý kiến.

l

Để đưa ra một lý thuyết trong khoa học là một quá trình lâu dài: Các nhà khoa học cần thực hiện một cuộc quan sát, đưa ra các giả thuyết tiềm năng để giải thích và sau đó tiến hành kiểm tra thực nghiệm. Một khi họ có đủ các giả thuyết khoa học xác minh, họ sẽ đặt các giả thuyết lại với nhau và đưa ra một lý thuyết và tùy theo giai đoạn mà lý thuyết sẽ được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học.

2. Tự nhiên (Natural)

"Oh don't worry, it's natural"- "Ồ đừng lo, nó là tự nhiên đó". Đây là câu nói chúng ta bắt gặp hàng ngày khi xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến tất cả những thứ “hữu cơ” và “không chứa hoá chất”.

Nhưng không phải bất cứ thứ gì tự nhiên đều tốt cho sức khoẻ, ví dụ hợp chất cực độc Asenic, hoàn toàn tự nhiên nhưng là hợp chất gây chết người. Và độc tố Botulinum hay Botox là độc tố nguy hiểm nhất với con người cũng hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy, đừng quá tin vào quảng cáo “natural”.

3. Khủng long (Dinosaur)

Loài khủng long yêu thích của bạn là gì? Pterodactyl? Plesiosaurus? Bạn sai rồi. Nhiều người không nhận ra rằng từ "khủng long" chỉ ám chỉ các loài bò sát cổ xưa từng sống trên mặt đất, không phải các loài sống dưới biển hay bò sát biết bay.

Và bạn nghĩ rằng các loài khủng long đã tuyệt chủng? Bạn lại sai nữa rồi. Hãy nhìn ra cửa sổ, toàn bộ những loài chim đều có chung nguồn gốc tổ tiên là khủng long. Mark Norell, một người phụ trách tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kì dí dỏm “con người là một loại linh trưởng và vì vậy, các loài chim cũng là một loại khủng long - dinosaur”.

4. Chất độc/nọc độc (Poisonous/venomous)

Chúng ta thường sử dụng “poisonous” và “venomous” thay thế cho nhau – mặc dù cả hai từ đều có nghĩa là độc nhưng lại có sự khác nhau lớn trong cách phát tán chất độc. Poison là loại được hít vào, tiêu hóa hoặc hấp thụ trong khi venom được phát tán bằng cách khác - răng nanh.

Đây là sự khác biệt rất quan trọng để giúp bạn đưa ra quyết định có ăn một thứ gì đó (hoặc có nên lăn tăn khi bị con vật nào cắn bạn hay không).

5. Sao chổi/sao băng/thiên thạch/tiểu hành tinh (Comet/meteor/meteorite/asteroid)

Chúng đều là những loại đá bay trong vũ trụ, nhưng vấn đề lớn ở đây là gì? Thực tế, có sự khác nhau rất quan trọng giữa bốn thuật ngữ trên và để hiểu được chúng trong từng trường hợp là cực kì cần thiết.

“Comet” (Sao chổi) và “asteroid” (tiểu hành tinh) là hai loại vật thể vũ trụ quay quanh Mặt trời - chúng có kích thước nhỏ hơn các hành tinh, nhưng có thể trải dài từ 10 km đến 578km.

Cả comets và asteroids được hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước, trong những ngày đầu của Hệ Mặt trời. Asteroid được tạo thành từ kim loại và các loại vật liệu đá, trong khi comet được tạo thành từ băng, bụi và đá. Khi comet tiếp xúc với Mặt trời, băng sẽ tan chảy và bốc hơi tạo thành hình đuôi sáng dài.

Meteor là thiên thạch hoặc vật thể bốc cháy khi tiếp xúc bầu khí quyển của Trái đất. Khi bạn nhìn lên bầu trời và thấy một ngôi sao băng - đó là thiên thạch. Người ta cũng thường gọi sao băng là sao sa. Nếu thiên thạch không cháy hết, chúng rơi xuống mặt đất và được gọi là “meteorite”.

6. Hóa thạch (Fossil)

Hóa thạch không chỉ là những gì còn lại của những bộ phận cứng từ động vật như xương và vỏ, chúng có thể là bất cứ dấu vết nào được tạo thành từ sinh vật bao gồm cả các mô mềm như da, các mạch máu cũng như các dấu chân, hang hốc và tổ.

g

Tuy nhiên để hội đủ điều kiện tạo thành một hóa thạch, một mẫu vật phải có hơn 10.000 năm tuổi. Bất kì mẫu vật có số năm nhỏ đều được gọi là các tiểu thạch”- Ông Lowell Dingus từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kì giải thích.

7. Loài linh trưởng (Hominid)

Có thể bạn đã từng nghe về thuật ngữ “hominid” dùng để miêu tả con người và tổ tiên của chúng ta. Điều này đã được xem là chính xác cho đến đầu thập kỉ này, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu phân loại cách định nghĩa các loài linh trưởng và sử dụng thuật ngữ “hominid” để mô tả nhóm người hiện đại, các loài người đã tuyệt chủng và tất cả tổ tiên gần nhất của chúng ta.

“Hominid” không sai về mặt kỹ thuật nhưng nó là thuật ngữ rộng hơn bao hàm cả những loài khỉ lớn và tổ tiên của chúng.

8. Bẩm sinh và nuôi dưỡng (Nature vs Nurture)

Là 2 yếu tố đồng thời tác động vào đặc tính của sinh vật theo những cơ chế cực kỳ phức tạp và khó dự đoán.

g

Bởi vì khi chúng ta được sinh ra với bộ gen nhất định “nature”, các nhà khoa học biết rằng các gen có thể bật/tắt qua quá trình sống nhờ vào quá trình biến đổi gen. Và việc biến đổi gen rõ ràng bị ảnh hưởng lớn từ môi trường sống và những trải nghiệm thực tế, đó là do nuôi dưỡng “nurture”.

Sự phân biệt giữa gen và môi trường không được định nghĩa rõ ràng như chúng ta từng nghĩ vì vậy tốt nhất hãy ngưng sử dụng các cụm từ này nhé!