Hai thập kỷ kể từ lần đầu tiên đưa robot lên sao Hỏa, NASA vẫn khao khát tiếp tục thám hiểm hành tinh Đỏ.

Thêm 8 robot của NASA đã thám hiểm sao Hỏa tính từ ngày Pathfinder trở thành robot đầu tiên hạ cánh xuống bề mặt hành tinh Đỏ vào ngày 4/7/1997với nhiệm vụ phân tích khí quyển, khí hậu và thành phần đất đá, theo National Geographic. Trong ảnh là địa điểm hạ cánh của robot thám hiểm tự hành Opportunity năm 2004. Opportunity có nhiệm vụ tìm dấu hiệu của nước trên sao Hỏa.

Các cồn cát trên đáy hố cổ ở khu vực Noachis, một trong những nơi cổ nhất trên sao Hỏa.

Ảnh các cồn cát nóng chảy do Tàu Quan sát trên Quỹ đạo sao Hỏa (MRO) chụp.

Gió với hướng di chuyển và độ mạnh khác nhau tạo nên hình dạng phong phú của các cồn cát trên sao Hỏa.

Vẻ đẹp mê hoặc của cồn cát ở hố va chạm Russel. Camera HiRISE trên MRO đo độ tích tụ của sương giá ở địa điểm này vào mỗi mùa thu và sự biến mất của chúng vào mùa xuân.

Các dòng chảy có thể do nước mặn gây ra là hiện tượng diễn ra phổ biến ở sao Hỏa vào các tháng ấm.

Robot tự hành Opportunity hoạt động 4 tháng trên dốc Greele Haven ở phía bắc, chụp trên 800 ảnh của khu vực lân cận.

Một hố va chạm mới hình thành trên sao Hỏa, có đường kính khoảng 30 mét, nằm giữa các tia nổ lớn.

Ở cực bắc sao Hỏa có các lớp băng đất lắng đọng, dày ba km, đường kính khoảng 1.000 km.

Robot tự hành Curiosity là robot hiện đại nhất được NASA đưa lên sao Hỏa tháng 8/2012 với 17 camera, một thiết bị laser và một lưỡi khoan để tìm mẫu bột đá hình thành trong nước. Trong ảnh, Curiosity tại địa điểm khoan đá ở núi Sharp.

Nhiều khu vực trên sao Hỏa có đặc điểm địa hình tương tự trên Trái Đất như các thung lũng ven sông, vách đá, sông băng và núi lửa.

NASA dự định thực hiện sứ mệnh InSight năm 2018 và gửi thêm một robot tự hành vào năm 2020 để tiếp tục nghiên cứu sao Hỏa. Trong ảnh là Cồn cát Cao, di chuyển khoảng một mét mỗi năm trên sao Hỏa.

Một cột khói cuối xuân trên bề mặt sao Hỏa.