Có phải trẻ con luôn “nhắm mắt” bắt chước mọi thứ của người lớn, bao gồm cả những hành vi không liên quan đến nhiệm vụ mà chúng đang thực hiện?

Tất cả còn tùy thuộc vào việc đứa trẻ đã quan sát được chỉ một, hay nhiều người lớn làm công việc tương tự. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra điều đó.

Trẻ con rất dễ bắt chước các hành động của người lớn. Ảnh: Baona/IStockphoto

Trẻ con rất dễ bắt chước các hành động của người lớn. Ảnh: Baona/IStockphoto

Các nhà tâm lý học nói chung thường coi trẻ con trước tuổi đến trường là những “kẻ bắt chước ngoại hạng” khi những “khối năng lượng nho nhỏ” ấy sẵn sàng làm theo người lớn, chẳng hạn như để lấy phần thưởng ra khỏi hộp, kể cả những hành động khùng điên không liên quan đến công việc đó. Nếu một người lớn làm thí nghiệm thử vỗ hai lần vào hộp trước khi mở chốt thì hầu hết bọn trẻ sẽ nhìn theo và bắt chước.

Hiện tượng này được các nhà khoa học đặt cho một cái tên chính thức là overimitation. Có lẽ, việc làm theo mọi thứ của người lớn giúp những đứa trẻ học được các cách thức và đặc trưng văn hóa. Hoặc cũng có thể chúng nghĩ rằng việc bắt chước thái quá sẽ khiến những người mà chúng học theo yêu quý chúng hơn. Tuy nhiên, trong những tình huống học hỏi thực tế, nhiều đứa trẻ cho thấy khả năng dự đoán rằng liệu người lớn có vỗ tay vào chiếc hộp hay không trước khi đi vào tiết mục chính (mở chốt), khi đó sẽ không còn hiện tượng bắt chước thái quá. Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Cara Evans thuộc Viện nghiên cứu Khoa Học về Lịch sử Loài Người ở Max Planck, Jena (Đức). Như vậy, cụm từ “overimitation” đã định hướng sai lầm rằng trẻ con sẽ sao chép tất cả mọi thứ một cách vô thức và vô tội vạ. Evans nói rằng, “thực sự, trẻ con sẽ bắt chước người lớn, nhưng theo cách linh hoạt, có chọn lọc và điều chỉnh hơn”

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 252 trẻ em trong độ tuổi 4 – 6 ở Anh Quốc khi chúng cùng cha mẹ đến thăm viện nghiên cứu. Trong đó, 201 trẻ đã được cho xem một đoạn video ghi hình bốn người lớn liên tục thể hiện hành động: làm sao để lấy một viên nang có miếng dán (sticker) trong một cái hộp nhựa trong suôt . Hoặc là tất cả, 3 trong 4, 1 trong 4, hay không có ai làm động tác dư thừa nào – bật một khe cửa nhỏ trên hộp để lộ khoảng trống – trước khi mở chốt và di chuyển viên nang ngay trước khe cửa. Còn lại, 51 trẻ khác thì không được xem bất cứ hướng dẫn nào. Tiếp đó, các nhà khoa học bảo từng đứa trẻ lấy miếng sticker ưa thích mà chúng chọn từ trước ra khỏi hộp, ai thành công ngay trong lần đầu sẽ có thêm hai cơ hội nữa để lấy hai miếng sticker khác.

Giống với những nghiên cứu trước đó về hiện tượng bắt chước thái quá, gần như tất cả những đứa trẻ từng được xem cách người lớn mở khe cửa để lấy đồ trong video thì đều bắt chước lại y hệt các bước đó. Còn lại, chỉ khoảng 40% số trẻ chứng kiến 3 trong số 4 người lớn thực hiện hành vi không cần thiết đó là lập lại theo trong lần thử đầu tiên. Tỷ lệ đó giảm đi gần một nửa trong lần thử thứ 2 và thứ 3, cùng với một chiếc hộp. Trong khi những đứa trẻ không được xem hướng dẫn hoặc chứng kiến chỉ 1 trong 4 người mở cánh cửa dư thừa, thì hầu như không lặp lại hành vi đó. Như vậy, tất cả những gì ta cần chỉ là một người lớn cố gắng thực hiện hành động lấy phần thưởng theo cách duy lý hơn cho bọn trẻ học theo. Dự kiến, kết quả này sẽ được công bố trên Tạp chí Developmetal Science vào cuối năm nay.

Tóm lại, Evans đưa ra nhận định, rằng trẻ con trước tuổ đến trường thực sự không hề đi theo đám đông một cách mù quáng. Nếu 1 trong số 4 người hướng dẫn thực hiện hành vi để lấy phần thưởng sao cho hiệu quả nhất, thì chúng sẽ bắt chước xu hướng có vẻ lạc lõng ấy. Evans còn ngờ lũ trẻ chỉ nhất nhất bắt chước theo một trình tự có sẵn là vì chúng tin rằng “đây là cách để làm việc này”, ngay cả khi đó là những bước không cần thiết.

Ngoài ra, Evans cũng thấy được mối liên hệ giữa công trình của nhóm bà với những kết quả từ nghiên cứu về sự tuân thủ [đối với các quy tắc, hành vi] của nhà tâm lý xã hội học Solomon Asch trong thập niên 1950. Khi đó, Asch đã quan sát được rằng hầu hết những sinh viên đại học của ông – những người thường qua lại với nhau trong một nhóm, sẽ hay nói những câu tưởng như có độ dài khác nhau, nhưng thực chất lại tương đương. Tuy nhiên, những người tình nguyện tham gia thử nghiệm sẽ có xu hướng cưỡng lại hành vi đó nếu có người khác trong nhóm làm khác đi theo yêu cầu của Asch.

Và điểm thú vị cuối cùng là, khi phải đứng trước lựa chọn xem cần bắt chước ai hay mặc kệ ai, thì khả năng phân biệt của trẻ con lẫn người lớn là như nhau.