Các từ chỉ màu sắc được tạo ra để mô tả thực tế cuộc sống. Ngược lại, chính bản thân những từ chỉ màu đó, theo từng ngôn ngữ khác nhau, lại cũng góp phần ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nhìn nhận về sự vật xung quanh.

Bạn nhìn thấy những chiếc lá này có màu gì?

Bạn nhìn thấy những chiếc lá này có màu gì?

Trong tiếng Anh trước đây, không có một từ nào dùng để mô tả "màu cam", mãi cho đến 200 năm sau, khi một loại trái cây có múi tên "cam" du nhập vào châu Âu. Trước đó, màu cam được gọi bằng hai màu sắc riêng biệt tạo nên nó – "vàng-cam".

Đây chỉ là một ví dụ tiêu biểu về cách thức các loại màu sắc được định hình bởi văn hóa. Các ngôn ngữ cổ xưa như Hy Lạp, Trung Quốc, Do Thái và Nhật Bản, không có từ xanh biển. Những người nói tiếng Nga thì có tới hai từ mô tả hai trạng thái xanh biển là xanh biển đậm và xanh biển nhạt: không có cái tên là "xanh biển", ở Nga, chỉ có "siniy" (xanh biển đậm) hoặc là "gpluboy" (xanh biển nhạt).

Những từ này không chỉ phản ánh những điều chúng ta nhìn, nhiều thử nghiệm cho thấy, chúng ảnh hưởng tới nhận thức của con người. Trong một nghiên cứu gần đây, công bố trên tạp chí Psychological Science và được báo cáo bởi Hiệp hội tâm lý nước Anh (the British Psychological Society), các nhà khoa học đã cho một nhóm người nói tiếng Hy Lạp, Đức và Nga (khoảng 103 người tất cả) xem một loạt hình ảnh chạy nhanh, và yêu cầu họ chú ý tới một hình bán nguyệt màu xám. Hình bán nguyệt này xuất hiện bên cạnh một hình tam giác với các sắc thái khác nhau của màu xanh biển và xanh lá. Những người tham gia sau đó sẽ báo cáo lại xem họ có nhìn thấy hình tam giác hoàn chỉnh, hay có chút ấn tượng nào về nó không.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người nói tiếng Hy Lạp và tiếng Nga, những ngôn ngữ có phân biệt rõ ràng màu xanh biển nhạt và đậm, có xu hướng nhìn thấy hình tam giác màu xanh biển nhạt trên nền màu xanh biển đậm (và ngược lại) cao hơn là các hình tam giác màu xanh lá có nền xanh lá. Những người nói tiếng Đức, vốn không có từ ngữ phân biệt rõ ràng, thì không nhận thức nhiều hơn về sắc xanh biển so với xanh lá như vậy.

Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng, những người nói tiếng Nga phân biệt sắc thái xanh biển nhanh hơn so với những người nói tiếng Anh, và những người nói tiếng Hy Lạp thì bắt đầu nhận biết được tất cả các sắc thái của màu xanh biển sau khi sống một thời gian dài tại Vương quốc Anh.

Ý tưởng cho rằng ngôn ngữ ảnh hưởng đến thực tế được gọi là "giả thuyết Sapir-Whorf", theo tên của những nhà khoa học đầu tiên nhận định về nó là Edward Sapir và Benjamin Lee Whorf. Cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục về mức độ mà Sapir-Whorf được áp dụng: Có lẽ là có một số loại màu phổ biến được nhận thức giống nhau trên toàn thế giới, bất kể từ ngữ nào được dùng để mô tả màu đó. Đơn cử như, mặc dù có tới hàng ngàn tính từ chỉ màu sắc, tất cả đều có xu hướng dựa vào chỉ một số ít những màu cơ bản.

Các nhà ngôn ngữ học đã xác định 11 thuật ngữ cơ bản về màu sắc bằng tiếng Anh, mỗi từ không thể phân tách được mà không có sắc thái của các màu khác, gồm: đen, trắng, xám, đỏ, xanh lá, xanh biển, vàng, hồng, cam, tím, nâu. Trước đó không lâu, những người sử dụng ngôn ngữ Anh thậm chí còn không thể gọi tên được ánh hoàng hôn – họ phải nhờ đến một từ ghép, gọi là "đỏ-vàng".