Ai cũng biết quy tắc 5 giây sau khi thức ăn rơi xuống đất và nhặt lên ăn rất quan trọng nhưng liệu nó có thực sự an toàn như bạn nghĩ.

Trên thực tế, khoảnh khắc thức ăn của bạn chạm xuống đất, vi khuẩn đã bắt đầu lây lan vào thức ăn. Chắc chắn đã có nhiều trường hợp, bạn vô tình làm rơi thức ăn xuống đất và tự tin cho rằng, mình kịp nhặt trong vòng chưa đầy 5 giây nên vẫn có thể ăn ngon lành.

Chỉ có điều, quy tắc 5 giây đôi khi không phải lúc nào cũng đúng và được xác định một cách rõ ràng. Thậm chí có rất nhiều biến thể như quy tắc 10 gjiây, 15 giây,…

Vậy quy tắc 5 giây có đúng không?

Theo trang Prevention, điều này có thể hoặc không làm bạn ngạc nhiên nhưng quy tắc 5 giây không còn đúng. Theo tiến sỹ Paul Dawson và Brian Sheldon, hai nhà khoa học thực phẩm và là tác giả của cuốn sách Did You Jusst Eat That? cho biết, thức ăn khi tiếp xúc với bề mặt nhiễm bẩn sẽ dễ bị lây nhiễm vi khuẩn ngay lập tức.

Năm 2006, Dawson phát hành nghiên cứu đầu tiên liên quan đến quy tắc 5 giây. Nghiên cứu tiến hành xem xét xem khoảng thời gian thực phẩm chạm vào một bề mặt nhiễm bẩn có ảnh hưởng đến cách vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm hay không.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm quy tắc 5 giây bằng cách làm bẩn 3 bề mặt khác nhau gồm gạch, thảm và gỗ bằng vi khuẩn đường ruột salmonella. Sau đó họ thả thức ăn, cụ thể là xúc xích và bánh mì trên từng bề mặt và đo lượng vi khuẩn lây nhiễm vào thức ăn trong vòng 5, 30 và 60 giây.

Thời gian tiếp xúc càng lâu, sự lây nhiễm vi khuẩn trên bề mặt thức ăn sẽ càng lớn

Nghiên cứu kết luận: "Những phát hiện của chúng tôi hoàn toàn bẻ cong quy tắc 5 giây. Chúng tôi nhận thấy vi khuẩn lây nhiễm sang xúc xích chỉ sau 5 giây tiếp xúc. Điều đó chứng minh rằng, quy tắc 5 giây đôi lúc không hẳn an toàn để áp dụng. Những miếng thức ăn dài hơn nằm trên mặt đất càng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn nhiều hơn. Đó là lý do mà nhiều người vẫn biện minh cho quy tắc 5 giây. Tuy nhiên rất nhiều vi khuẩn truyền sang thức ăn ngay lập tức và quy tắc này hoàn toàn không thể áp dụng".

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên và duy nhất phản bác quy tắc 5 giây. Hồi năm 2016, một nghiên cứu khác của Đại học Rutgers, Mỹ đã có những phát hiện tương tự nhưng với nhiều loại thực phẩm hơn như dưa hấu, bánh mì gối, bánh mì bơ,…Do vi khuẩn truyền đi nhanh hơn khi có độ ẩm nên dưa hấu là thực phẩm dễ bị hút nhiều vi khuẩn nhất.

Trước đây, một nhóm sinh viên tại Đại học Aston, Anh đã tiến hành một thử nghiệm để tìm lượng vi khuẩn E.Coli và Staph xâm nhập vào thức ăn như thế nào khi chúng rơi xuống sàn. Số liệu cho thấy, thời gian nhặt thức ăn lên và bề mặt tiếp xúc là những yếu tố quan trọng quyết định lượng vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.

Các loại thức ăn có độ ẩm cao như sợi mì, kẹo cao su,…nếu nhặt lên sớm thì sẽ giảm tối đa vi khuẩn. Còn thực phẩm khô thì số lượng vi khuẩn không thay đổi. Bề mặt tiếp xúc nếu trơn như gạch, đá hoặc gỗ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn lây lan vào thực phẩm. Ngược lại bề mặt như len lại giúp hạn chế vi khuẩn lây nhiễm tốt nhất.

Dù có niềm tin với quy tắc 5 giây nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nên đặt niềm tin đó với những loại thực phẩm ướt và có độ ẩm cao. Nếu thực phẩm là đồ khô, quy tắc này có thể áp dụng nhưng với điều kiện, chúng ta phải phản ứng thật nhanh. Còn với thực phẩm là đồ ướt, hãy rửa sạch chúng bằng nước muối nếu muốn ăn lại.