Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất khi mang thai là khi người mẹ có thể cảm nhận được sự di chuyển của em bé bên trong họ. Nghiên cứu đã cho thấy những động tác đá không chỉ đơn thuần là đá. Mỗi cú đá hay cú đâm của chúng là được xem như một một cơ chế để não xây dựng và hình thành các đường truyền thông tin.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những cú đá (hay còn được gọi là chuyển động của thai nhi) cho phép em bé hình thành nên các mạng lưới thông tin cơ bản trong não để chúng có thể hiểu được sự di chuyển của một phần cơ thể và cách chúng cảm nhận được sự di chuyển đó.

Bản đồ không gian này chỉ tồn tại cho đến khi em bé ra đời, khi chỉ trong vòng vài ngày, những chuyển động tương tự không còn tác dụng đối với não nữa. Các nhà nghiên cứu cho biết những chuyển động trong bụng mẹ chính là sự chuẩn bị cho em bé với sự sống ở bên ngoài, chúng cung cấp nền tảng thần kinh cho não để tạo ra các lớp phức hợp khi lần đầu tiếp xúc với những cảm giác mới.

Kimberley Whitehead, một nghiên cứu sinh tại Đại học London (UCL), người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: "Chức năng của những tiếp xúc cơ bản này cực kỳ hữu ích ngay sau khi sinh, nhất là đối với các kỹ năng như cho con bú".

Lorenzo Fabrizi, cố vấn nghiên cứu luận án của Kimberley Whitehead chia sẻ: "Những phát hiện của nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với việc chăm sóc lâm sàng ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như cách quấn tã cho trẻ sơ sinh giúp duy trì cho chúng cảm giác như đang ở trong bụng mẹ đồng thời giúp chúng có thể phát triển các mạng lưới liên kết mạng cơ bản trong não".

Những nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện rằng các chuyển động tự phát và những phản ứng trước tác động được ghi nhận ngay sau khi sinh là yếu tố cần thiết để xây dựng nên bản đồ tư duy não bộ ở các loại động vật như chuột. Tuy nhiên, so với con người, các loài gặm nhấm sinh ra trong tình trạng sinh non và kém phát triển hơn người. Ví dụ, chuột con không mở mắt cho đến khi chúng được khoảng 13 ngày tuổi.

Một câu hỏi đặt ra cho Fabrizi rằng, con người có cùng bản đồ não trước khi sinh hay không khi các nhà nghiên cứu không thể nghiên cứu sóng não của trẻ sơ sinh khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ.

Tại phòng thí nghiệm, Fabrizi đã thực hiện một nghiên cứu phối hợp với Bệnh viện Đại học London để tiến hành kiểm tra trên các trẻ mới sinh, bao gồm cả những trẻ sinh non. Tổng cộng có 19 trẻ sơ sinh, trung bình khoảng 2 ngày tuổi tham gia vào nghiên cứu; chúng được mang thai trong thời gian từ 31 đến 42 tuần, trong nghiên cứu khoảng thời gian này được gọi là tuổi thai. Tuổi thai được điều chỉnh khi chúng vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Chẳng hạn, một đứa trẻ được sinh ra ở tuần thứ 35 và đã được 1 tuần tuổi sẽ có tuổi thai là 36 tuần.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng điện não đồ không xâm lấn (EEG) để đo sóng não khi những đứa trẻ này ngủ, tập trung vào thời gian trẻ sơ sinh đá chân tay trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh khi ngủ (REM). Họ đã tìm thấy những bằng chứng về việc xây dựng mạng lưới não này, đặc biệt là trong những đứa trẻ sinh non.

Ví dụ, khi em bé chuyển động tay phải của chúng sẽ khiến bán cầu não trái phát ra sóng não ngay lập tức để xử lý quá trình tiếp xúc của tay phải. Kích thước của sóng não lớn hơn (nghĩa là sự gia tăng hoạt động nhiều hơn) ở những đứa trẻ sinh non khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ, so với những đứa trẻ được sinh đủ tháng.

Whitehead cho biết những dữ liệu chưa được công bố của nhóm cô cho thấy các khía cạnh khác của sự phát triển tiếp xúc trong những tuần đầu sau khi sinh, chẳng hạn như kết hợp thông tin từ cả bên trái và bên phải của cơ thể.

Whitehead chia sẻ thêm: "Những mô hình tiếp xúc ban đầu của trẻ [nhất là khi trẻ còn đang phát triển trong tử cung] hình thành nên những trải nghiệm, và sau khi sinh trẻ có thể thể điều chỉnh bản đồ đầu tiên này".

Đối với các trẻ sinh non, những nghiên cứu cũng cho thấy việc quấn trẻ trong tã hoặc đặt trong cũi giúp em bé có cảm giác như đang tiêp xúc với bề dạ con khi bé dịch chuyển. Ngoài ra, những dịch chuyển này cũng được quan sát trong quá trình REM, và những kết quả thu được khẳng định giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong bệnh viện cần phải được bảo vệ bằng mọi giá, với càng ít sự gián đoạn càng tốt.