Một lát cắt tuyệt vời của cuộc sống Ai Cập cổ đại sắp được trưng bày ở Anh, sau khi được lưu trữ trong nhiều thập kỷ.

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một hiện vật đặc biệt. Đó là một loại bảng làm bằng sáp gắn trong khung gỗ có niên đại từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

Dụng cụ học tập đặc biệt của trẻ em Ai Cập cổ đại từ cách đây 2.000 năm.

Dụng cụ học tập đặc biệt của trẻ em Ai Cập cổ đại từ cách đây 2.000 năm.

Vào thời đó dưới sự kiểm soát của đế chế La Mã, những bài học cổ xưa được dạy cho trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Mặc dù không có tên của chủ sở hữu hiện vật đặc biệt này nhưng các nhà khảo cổ có thể xác định rằng vào thời điểm đó, giáo dục chính quy gần như chỉ là lãnh địa của những người đứa trẻ là con trai đến từ các gia đình giàu có.

Những dấu tích còn sót lại trên hiện vật cho thấy đó là một bài học về tiếng Hy Lạp cổ đại, bao gồm bài tập đọc, tập viết và bảng nhân. Những dòng được viết bởi một giáo viên có lẽ đã được sao chép bởi một bàn tay khá không được mềm mại.

Mặc dù theo Peter Toth, người phụ trách triển lãm trưng bày hiện vật đặc biệt này tại Luân Đôn, những câu được viết lên hiện vật không chỉ để thực hành bảng chữ cái mà còn để truyền đạt bài học đạo đức.

"Đó không chỉ là bàn tay và ngón tay mà còn là bài học giáo dục đang được hướng dẫn ở đây", Toth nói với Live Science.

Những bài học cần rút ra bao gồm "Bạn chỉ nên chấp nhận lời khuyên từ một người đàn ông khôn ngoan" và "Bạn không thể tin tưởng tất cả bạn bè của mình".

Sáp, thành phần chính của loại bảng đặc biệt này được làm với chất liệu màu đen sẽ bị tan chảy và đổ vào khung gỗ và để khô phẳng, cho phép người dùng có một công cụ sắc bén viết lên nó.

Các nhà khảo cổ học cho rằng những hiện vật như loại bảng đặc biệt này được sử dụng với loại bút giống như bút… stylus với màn hình cảm ứng hiện nay và dường như người Ai Cập cổ đại đã đi trước từ rất lâu.

Nó có một đầu được mài sắc để tạo dấu ấn, mặt phẳng khác mà khi nóng lên có thể xóa làm lại bằng cách làm tan chảy sáp.

Hiện vật này có kích thước tương đương một cuốn sách bìa mềm. Rất may mắn là sáp thường bị phá vỡ trong độ ẩm nhưng với đất khô của Ai Cập cổ đại lại giúp bảo tồn nó.

Theo tiết lộ từ phía Thư viện Anh, hiện vật được mua lại vào năm 1892 nhưng không được trưng bày từ những năm 1970. Bây giờ nó sẽ đóng vai chính trong triển lãm đặc biệt sắp tới ở Luân Đôn, Anh.