Dân trí Tổ tiên của các loài chim hiện đại có lẽ đã sống sót qua vụ rơi thiên thạch quét sạch họ hàng còn lại của chúng bằng cách sống trên thảm rừng.

Tổ tiên của loài chim đã sống sót sau vụ thiên thạch rơi như thế nào. Ảnh: BBC News

Tổ tiên của loài chim đã sống sót sau vụ thiên thạch rơi như thế nào. Ảnh: BBC News

Giả thuyết mới, dựa trên việc nghiên cứu hóa thạch thực vật và dữ liệu nghiên cứu chim chóc, giúp lí giải cách loài chim trở thành kẻ thống trị hành tinh.

Sự va chạm thiên thạch 66 triệu năm trước đã tàn phá các cánh rừng trên trái đất.

Tổ tiên loài chim sống trên mặt đất đã xoay xở để sinh tồn, cuối cùng đã lên cây sống khi thảm thực vật được phục hồi.

Tiến sĩ Daniel Field của Trung tâm Tiến hóa Milner tại đại học Bath cho hay: “Có vẻ rõ ràng rằng một loài chim với hình thể tương đối nhỏ có khả năng sinh tồn trong một thế giới không có cây sẽ có lợi thế tồn tại lớn sau hậu quả của một vụ rơi thiên thạch”.

Chúng ta đã biết rằng tổ tiên ban đầu của các loài chim hiện đại có khả năng biết bay, và có kích thước tương đối nhỏ.

Các nhà khoa học hiện đang chắp nối hệ sinh thái của chúng lại với nhau để hiểu rõ hơn cách những tổ tiên của loài chim giống gà gô này xoay xở được để tránh bị tiêu diệt trong khoảnh khắc cực kì ảm đạm trong lịch sử Trái Đất.

Tiến sĩ Field, người dẫn dắt đội nghiên cứu Anh, Mỹ và Thụy Điển cho hay: “Tách những câu chuyện này từ quá trình hình thành đất đá là một thách thức khi sự việc đã diễn ra hơn 66 triệu năm trước, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn”.

Hồ sơ hóa thạch thực vật chỉ ra rằng thiên thạch gây ra nạn phá rừng toàn cầu và sự tuyệt chủng của hầu hết các thực vật có hoa, phá hủy môi trường sống của các động vật sống trên cây.

Chim chóc không di chuyển trở lại cây cối cho tới khi các cánh rừng phục hồi lại hàng nghìn năm sau.

Tiến sĩ Antoine Bercovici đến từ Viện nghiên cứu Smithsonian cho biết: “Sự phục hồi của các cây hình thành tán như cọ và thông xảy ra rất lâu sau này, trùng với sự tiến hóa và sự bùng nổ tính đa dạng các loài chim sống trên cây”.

Gà gô rừng giống với gà gô và chim cút nhưng có khả năng bay hạn chế - Ảnh từ Daniel J Field.

Gà gô rừng giống với gà gô và chim cút nhưng có khả năng bay hạn chế - Ảnh từ Daniel J Field.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi các cánh rừng phục hồi, chim chóc bắt đầu thích nghi với việc sống trên cây, có chân ngắn hơn tổ tiên sinh sống trên mặt đất của chúng và có sự chuyên hóa đa dạng cho việc đậu trên các cành cây.

Cuối cùng chúng đa dạng hóa thành đà điểu và các loài thuộc họ đà điểu, gà và các loài thuộc họ gà, và vịt và các loài thuộc họ vịt.

Tiến sĩ Field cho hay: “Có lẽ loài tương tự thời hiện đại tốt nhất của một trong những giống chim còn sống sót là gà gô rừng hiện đại – đây là một nhóm động vật họ hàng biết bay hiện đại của đà điểu: chúng có thân hình khá nhỏ, và sống trên mặt đất”.

Ông bổ sung: “Sự đa dạng kì diệu của các loài chim hiện nay có thể truy nguyên về những loài sống sót thời cổ đại này”.