Câu chuyện về Babel (hay còn gọi là Babylon) được ghi lại trong sách Sáng Thế. Họ dự định xây dựng nên một ngọn tháp cao lớn làm biểu tượng của loài người tên là tháp Babel, và vọng tưởng rằng thông qua đó có thể chạm tới Thiên đàng mà không cần nhờ đến ân huệ của Chúa.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Bức “Tháp Babel” của Pieter Bruegel (con) vẽ năm 1563 (Tranh qua Pinterest)

Babylon là một cái tên huyền thoại đã quá đỗi quen thuộc trong văn hóa phương Tây: nó gắn liền với vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại; nó gắn liền với Babylon, một nơi đã từng là thành phố lớn nhất trên thế giới trước Công Nguyên; và nó cũng gắn liền với ngọn tháp Babel cùng vọng tưởng chạm tới thiên đàng – điều mà theo truyền thuyết đã khiến nhân loại không còn sử dụng chung một ngôn ngữ.

Câu chuyện về Babel (hay còn gọi là Babylon) được ghi lại trong sách Sáng Thế. Theo đó, sau trận Đại hồng thủy, hậu duệ của Noah đã di cư về phía Đông và định cư tại một vùng đất có tên là Shinar. Thời bấy giờ, con người vẫn còn dùng chung một thứ tiếng. Họ dự định xây dựng nên một ngọn tháp cao lớn làm biểu tượng của loài người tên là tháp Babel, và vọng tưởng rằng thông qua đó có thể chạm tới Thiên đàng mà không cần nhờ đến ân huệ của Chúa.

Nhận thấy sự cuồng vọng của con người, Chúa trời đã dùng quyền năng của mình để giáng tai họa xuống. Ngài khiến cho những người công nhân xây dựng ngọn tháp bất chợt nói những ngôn ngữ khác nhau, khiến họ không còn có thể giao tiếp với nhau được nữa. Việc xây dựng ngọn tháp Babel bị đình trệ, nhân loại tản mát thành những nhóm có ngôn ngữ riêng, và rồi cuối cùng phát triển thành những quốc gia riêng biệt.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Phía xa là tháp Babel. (Tranh qua Wikipedia)

Lúc đầu khi nhắc tới tháp Babel và thành phố Babylon, Kinh Thánh chỉ đơn giản nói là “thành phố ấy” và “ngọn tháp ấy”. Babel trong tiếng Hebrew cổ còn có nghĩa là lung tung, lộn xộn, như một mớ bòng bong vậy. Vì truyền thuyết này mà chúng mới mang tên là Babel hay Babylon.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Bức “The Confusion of Tongues” của Gustave Doré (1865-1868) mô tả cảnh những người công nhân xây dựng tháp Babel bối rối vì sự bất đồng ngôn ngữ. (Tranh qua Wikipedia)

Mặc dù Kinh Thánh không nhắc tới số phận của tháp Babel, nhưng trong rất nhiều kinh sách khác của người Do Thái, của học giả La Mã, Hy Lạp, thì Chúa trời hay Thượng đế đã phá hủy ngọn tháp tội lỗi này bằng gió. Còn kinh Midrash thì nói rằng lửa đã thiêu rụi phần đỉnh tháp, phần chân tháp bị đất nuốt chửng, và những gì còn lại thì bị cát đá vùi lấp.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Bức “Tháp Babel” của Pieter Bruegel (bố) vẽ năm 1563, lưu giữ tại Vienna. (Tranh qua Wikipedia)

Nói tới tháp Babel thì không thể không nói tới loạt tác phẩm nổi tiếng của danh họa Pieter Bruegel (bố). Tác phẩm đầu tiên là một bức họa nhỏ được vẽ trên ngà voi khi Bruegel ở Rome. Tuy nhiên tác phẩm này đã thất lạc. Hai tác phẩm còn lại là hai bức họa sơn dầu được lưu giữ tại bảo tàng Kunsthistorisches ở Vienna và bảo tàng Boijmans Van Beuningen ở Rotterdam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bức được lưu giữ tại Rotterdam.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Bức “Tháp Babel” của Pieter Bruegel (bố) vẽ năm 1563-1565, lưu giữ tại Rotterdam. (Tranh qua Wikipedia)

Tháp Babel của Pieter Bruegel

Trong bức họa này, Bruegel không tập trung quá nhiều vào câu chuyện trong Kinh thánh, mà chú trọng hơn tới việc miêu tả quá trình xây dựng tháp Babel. Bruegel đã thể hiện một cách rõ ràng cảnh tượng hàng ngàn người đang lao động cật lực để xây nên ngọn tháp.

Bên cạnh ngọn tháp, Bruegel mô tả một bến cảng tấp nập nơi những con tàu vừa hoàn thành công việc dỡ hàng hóa là những vật liệu xây dựng.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Bến cảng tấp nập.

Đây hẳn phải là một cảnh tượng vô cùng quen thuộc với Bruegel bởi vì ông đã sống rất nhiều năm ở Antwerp và được chứng kiến sự phát triển của nó trở thành một trong những thành phố cảng quan trọng nhất của Tây Âu trong thế kỷ 16.

Một chiếc cần trục với một bánh xe lớn đang được sử dụng để nhấc hàng hóa ra khỏi tàu.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Loại cần trục quay nhờ lực của những công nhân mặc áo xám đi bộ ở trong.

Loại kết cấu này làm việc giống như một bánh xe quay nhờ lực của những người công nhân đi bộ ở trong, và rồi chính lực quay này làm cho cần trục chuyển động. Những chiếc cần trục tương tự như vậy đã được sử dụng ở bến cảng của Antwerp trong suốt thế kỷ 16.

Không phải tất cả các vật liệu xây dựng đều được chuyển đến bằng tàu.Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng những khối đá được khai thác ở xung quanh tháp.Một con sông ở gần đó đã cung cấp đất sét để nung gạch.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Cảnh các công nhân khai thác vật liệu.

Những vật liệu xây dựng được nhấc lên nhờ hệ thống cần trục dọc theo tòa tháp.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Vật liệu được đưa lên trên.

Bụi từ gạch đỏ và vôi trắng đã để lại hai vệt màu đỏ và trắng ở trên tháp.Bụi đất từ công trình phủ lên những người công nhân và các thiết bị nâng.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Bụi từ gạch đỏ và vôi trắng.

Việc xây dựng ở phần đỉnh tháp đang diễn ra rất rầm rộ, và ngọn tháp dường như đã xuyên thủng mây xanh.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Ngọn tháp xuyên thủng mây xanh.

Những viên gạch mới vẫn mang một một màu đỏ tươi sáng. Do quá trình xây dựng tháp quá dài nên những viên gạch ở phần dưới đã hơi ngả sang sắc xám.

Công trình này có một hệ thống các hành lang để đi lên cao, nhưng dường như nó không thiết kế một phòng ở nào. Điều này cho thấy toàn bộ ngọn tháp chỉ phục vụ cho một mục đích: xây cao và cao hơn nữa.

Ngọn tháp Babel của Bruegel có lẽ là đã được lấy cảm hứng từ kiến trúc “ziggurat” của người Babylon.Theo ghi chép lại, “ziggurat” là những khu phức hợp khổng lồ cao 91 mét, có một đáy vuông 91 mét. Ở đỉnh của “ziggurat” là một đền thờ có thể đi lên nhờ một cầu thang chạy dọc theo mặt trước của khối kiến trúc.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Kiến trúc Zigguart phân tầng ở phía trên cao. (Tranh qua Pinterest)

“Ziggurat” đã biến mất từ lâu, vào khoảng thế kỷ 16, nhưng có lẽ những ghi chép về phần đỉnh phân tầng và quy mô của nó đã giúp Bruegel có cảm hứng cho ngọn tháp Babel của mình.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới kiểu kiến trúc của đấu trường La Mã.

Bên cạnh “ziggurat”, đấu trường La Mã ở Rome hẳn cũng để lại một ấn tượng sâu sắc cho Bruegel. Hình dạng tròn của tháp Babel cùng với những vòng cung, tương phản với hình dạng vuông của “ziggurat”, là yếu tố được lấy cảm hứng từ đấu trường La Mã.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Đấu trường La Mã. (Ảnh qua)

Kiểu địa hình bằng phẳng trong tranh là một hình ảnh điển hình của vùng đồng quê tại Hà Lan.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Tháp canh với những bậc zigzag trên mái.

Người tinh ý sẽ tìm ra những chi tiết nhỏ nhặt trong tác phẩm của Bruegel. Ví dụ như Bruegel đã vẽ tháp canh với những bậc zigzag trên mái. Hay trên tầng ba, một đoàn người đang thực hiện nghi lễ dưới chiếc trướng màu đỏ. Nói về mức độ chi tiết, thật sự có tới hơn 1.000 nhân vật bên trong bức họa “Tháp Babel” của Bruegel.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Đoàn người đang thực hiện nghi lễ.

Bức “Tháp Babel” tại Rotterdam củaBruegel được vẽ sau và chỉ có kích cỡ bằng một nửa so với bức ở Vienna. Hai bức họa được vẽ liên tiếp trong cùng một khoảng thời gian, cho thấy sự quan tâm đặc biệt củaBruegel đối với đề tài này. Trong bức vẽ ở Vienna, Bruegel đặt ngọn tháp của mình bên cạnh một thành phố lớn, trong khi ở bức vẽ tại Rotterdam, ông đặt ngọn tháp trong một vùng đồng bằng rộng rãi không người.

Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Ngọn tháp Babel xây dựng theo lối xoáy ốc đi lên, không phải là phân tầng rõ rệt.

Mới đầu, người ta tưởng rằng ngọn thápBabel củaBruegel phân chia thành từng tầng, nhưng sau khi quan sát kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện ra rằng ngọn tháp này không đơn giản là phân tầng, mà thực chất là một hình xoáy ốc đi lên, không có sự phân tầng rõ rệt.