Bộ tộc Toraja ở Indonesia nổi tiếng với tục chôn xác người chết kèm chuyện xác chết biết đi gây ám ảnh.

Toraja là nhóm cộng đồng bộ tộc bản địa, sinh sống chủ yếu ở vùng núi Nam Sulawesi, Indonesia. Tộc Toraja còn nổi tiếng với tục chôn xác người chết kèm chuyện xác chết biết đi gây ám ảnh, họ cho rằng hình thức như vậy là điều “phải nghĩa” với người chết lẫn đấng thần linh đất trời cũng như tín ngưỡng sinh hoạt cộng đồng.

Ron nguoi chuyen xac chet biet di o Indonesia
Nguồn ảnh: Google.

Những người chết đi sẽ được làm lễ mai táng chu đáo, có đông láng giềng đến tham dự kèm theo nghi thức giết trâu, bò lợn gà làm vật tế cho tang lễ. Sau đó người nhà sẽ chia phần thịt cho các vị khách đến viếng thăm.

Người nhà tổ chức tụng kinh nhằm mục đích bày tỏ đau buồn tiếc thương cho người đã khuất tùy thuộc vào gia cảnh và độ giàu có của gia đình người chết.

Ron nguoi chuyen xac chet biet di o Indonesia-Hinh-2
Nguồn ảnh: Google.

Hai nguyên tắc bắt buộc trong tang lễ người Toraja không thể bỏ qua đó là phải có mặt đầy đủ người nhà trong tang lễ không được thiếu bất kỳ người nào, hai là tang lễ phải làm tại đúng nơi họ sinh ra bởi vì nếu phạm một trong hai điều trên thì linh hồn sẽ đau khổ và cứ quanh quẩn ở đó không chịu rời.

Ron nguoi chuyen xac chet biet di o Indonesia-Hinh-3
Nguồn ảnh: Google.

Người chết được gội rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới và được đóng vào trong quan tài. Chặng cuối tang lễ, quan tài sẽ được mang đến nghĩa trang của làng là một mỏ đá vôi thẳng đứng được đục khoét lỗ như tổ ong cỡ vừa khít với kích thước quan tài.
Họ nói rằng vách đá vôi là nơi lý tưởng nhất để bảo quản xác và hạn chế được sự xâm nhập của các loài động vật. Và phần lớn các xác chết ở mỏ đá vôi đều khô quéo lại, cũng không bốc mùi hôi thối nào.

Ron nguoi chuyen xac chet biet di o Indonesia-Hinh-4
Nguồn ảnh: Google.

Mỗi năm một lần vào tháng 8, người dân trở về khu nghĩa trang đá vôi, kéo quan tài ra và làm sạch xác người chết, tục này gọi là Ma'nene, hay "Lễ làm sạch Corpses". Xác chết khô sẽ được mặc quần áo mới, trang điểm, kỳ cọ sạch sẽ, đưa cơm, chăm sóc y như người còn sống, với họ quan niệm rằng, chết không phải là hết mà là bước qua một giai đoạn mới, quan hệ mới, còn người chết vẫn sống cạnh người sống và đó là điều bất di bất dịch.

Bên cạnh đó, lâu lâu những xác chết trong quan tài này có thể bật nắp dậy và đi bộ một mình về thăm làng do các phù thủy kể lại. Họ nói rằng, trong quá trình ướp xác, họ có ướp một chất bột gọi là “bột thổi hồi sinh” vào vùng tay, thân xác chết.

Chất này sẽ làm thần thức người chết trỗi dậy và đi bộ một mình về thăm làng. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là truyền thuyết, thêu dệt từ các phù thủy của làng, hoặc cũng có thể là lời thêu dệt thêm bớt cho tang lễ trở nên kịch tính của bộ tộc Toraja ngày xưa.

Ron nguoi chuyen xac chet biet di o Indonesia-Hinh-5
Nguồn ảnh: Google.

Hình thức tang lễ và chăm sóc người chết hàng năm của bộ tộc Toraja ở Indonesia vẫn còn nhiều bí ẩn mà khoa học vẫn chưa thể khám phá được.