Một nhà nghiên cứu sinh vật cổ nghiệp dư đã khai quật được hóa thạch của Protodontopteryx ruthae - một trong những tổ tiên lâu đời nhất của loài chim biển - tại một địa điểm khảo cổ nổi tiếng tại New Zealand. Phát hiện này đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của con người về quá trình tiến hóa của các loài chim biển khổng lồ.

Hóa thạch của loài Protodontopteryx ruthae được cho là đã tồn tại 62 triệu năm tại bãi Waipara, địa điểm tập trung các trầm tích hải dương và cung cấp cho nhiều mẫu hóa thạch giá trị trong những năm gần đây. Đây cũng là nơi người ta phát hiện dấu tích của 4 loài chim cánh cụt khổng lồ, trong đó có loài Crossvallia waiparensis có kích thước ngang bằng người trưởng thành (cao 1.6m).

Các cá thể chim hiện đại thuộc loài Protodontopteryx, thuộc họ Pelagornithids được dự đoán sẽ trở thành loài chim bay có kích thước lớn nhất từ trước tới giờ. Nhờ hàm răng nhỏ, sắc nhọn như kim trên mỏ và sải cánh rộng hơn 5 mét, chúng có thể dễ dàng vượt muôn trùng đại dương mà vẫn luôn sẵn sàng săn những con mồi thân mềm, chẳng hạn như mực ống. Tuy nhiên, hóa thạch cho thấy cá thể Protodontopteryx cổ đại có kích thước nhỏ hơn, quãng đường bay ngắn, hàm răng to chỉ dùng để bắt cá.

Hóa thạch Protodontopteryx cổ đại cho thấy chỗ nhô ra xương xẩu có hình dạng giống răng trên mỏ loài chim. Ảnh: Viện Bảo tàng Canterbury
Hóa thạch Protodontopteryx cổ đại cho thấy chỗ nhô ra xương xẩu có hình dạng giống răng trên mỏ loài chim. Ảnh: Viện Bảo tàng Canterbury

Dù có kích thước nhỏ, hóa thạch Protodontopteryx vẫn là đại diện cho một phát hiện lịch sử táo bạo, có ảnh hưởng đáng kể tới hiểu biết của con người về họ chim này. Trước khi hóa thạch được khai quật, hầu hết dấu vết của họ chim Pelagornithidae thuộc bộ Bồ nông đều chỉ được tìm thấy tại Bán cầu Bắc, khiến các nhà khoa học đều nghĩ rằng quá trình tiến hóa của chúng chỉ diễn ra tại đây. Trong khi đó, New Zealand, nơi phát hiện hóa thạch, lại có điều kiện tự nhiên rất khác biệt, đặc trưng ở khí hậu nhiệt đới và nhiệt độ nước biển rơi vào khoảng 25 độ C, cũng như tập trung các quần thể san hô và rùa biển khổng lồ. Tác giả nghiên cứu Paul Scofield còn giả định rằng loài Protodontopteryx có thể đã sinh sống tại New Zealand không lâu sau khi khủng long tuyệt chủng.

Tiến sĩ Paul Scofield và nhà cổ sinh vật học nghiệp dư Leigh Love thăm dò một đoạn bờ sông Waipara, gần khu vực phát hiện hóa thạch loài Protodontopteryx.
Tiến sĩ Paul Scofield và nhà cổ sinh vật học nghiệp dư Leigh Love thăm dò một đoạn bờ sông Waipara, gần khu vực phát hiện hóa thạch loài Protodontopteryx.

Được coi như một phát hiện “bất ngờ và tuyệt vời”, loài Protodontoperyx là cho một trong các loài chim “răng giả” (pseudotoothed) hoàn thiện nhất từng được khám phá. Những đặc điểm bất ngờ về khung xương cũng đã giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa bí ẩn của chúng, rằng quá trình này không chỉ xảy ra ở riêng Bán cầu Bắc. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng loài chim răng giả thậm chí đã tiến hóa trước khi chúng trở thành điển hình của loài chim bay.

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Cổ sinh vật học (Papers in Palaeontology).

Nguồn: https://www.iflscience.com/plants-and-animals/one-of-the-worlds-oldest-bird-species-was-just-discovered-in-new-zealand/