Nhà máy sản xuất bánh quy cổ nhất thế giới đã được phát hiện ở miền nam nước Pháp. Công xưởng, còn gọi là phức hợp Barbegal thời La Mã, bao gồm các cống nước và cối xay nước đã được dùng để sản xuất đồ ăn vặt với số lượng lớn phục vụ các thủy thủ viễn dương vào thế kỉ II.

Khu phức hợp quy mô lớn bao gồm một cối xay nước lớn chạy bằng và hệ thống cống nước trải dài 60km. Sức nước chảy qua bánh xe sẽ khởi động hệ thống cối xay hạt thành bột mỳ, thành phẩm sau đó sẽ được vận chuyển bằng đường thủy tới các cảng Roman lân cận.

Cấu trúc phức tạp tại nhà máy làm bánh quy thời La Mã. Ảnh: Scientific Advances

Cấu trúc dạng bánh xe phức tạp tại nhà máy làm bánh quy thời La Mã. Ảnh: Scientific Advances

Trước đây, các nhà nghiên cứu tin rằng chỉ đến thời trung cổ người ta mới sử dụng những cối xay nước cỡ lớn như Barbegal với quy mô công nghiệp. Từ lần đầu phát hiện vào năm 1937 tới nay, chiếc cối xay được cho là phức hợp công nghiệp lâu đời nhất thế giới với khả năng phục vụ 12,500 người mỗi năm. Tuy nhiên, phỏng đoán của các nhà khoa học rằng công xưởng Barbegal chỉ phục vụ thành phố lân cận là Arelate đã được chứng minh điều ngược lại. Phân tích các mẩu đá vôi tìm thấy trong khu phức hợp cho thấy các bánh quay gỗ khởi động cối xay ngừng hoạt động vào cuối mùa hè và mùa thu, trong khi nhu cầu bột mỳ của Arelate kéo dài cả năm.

Các mẩu đá vôi hình thành trong quá trình bánh xe quay tiếp xúc với nước và bám trên đó và là dấu vết duy nhất còn lại của hệ thống cối xay (bằng gỗ và đã mục nát từ nhiều thế kỉ trước). Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy các mảng đá vôi chỉ hình thành trong một số giai đoạn nhất định trong năm, dẫn tới khả năng cối xay chỉ cho sản phẩm vào cuối hè và mùa thu. Bên cạnh đó, thời gian bảo quản của bột mỳ khá ngắn nên công xưởng phải sản xuất liên tục trong năm mới đủ cung cấp cho Arelate. Thay vào đó, cối xay này có thể được dùng để phục vụ các chuyến đi biển vốn mang tính mùa vụ do thuyền La Mã không khởi hành qua biển Địa trung hải vào mùa đông để tránh bão.

Các nhà nghiên cứu cho rằng bột mỳ sản xuất tại Barbegal được chuyển tới các cảng lân cận như Arles và Fossae Marianae rồi được dùng để làm “bánh quy đi tàu” hay bánh quy khô. Những chiếc bánh này có thành phần và cách là rất đơn giản, gồm bột mỳ, nước và đôi khi cho thêm muối. Trước khi đồ ăn đóng hộp ra đời, những chiếc bánh quy này rất phổ biến trong giới thủy thủ vì có thể để hàng tuần mà không bị hỏng.

Cấu trúc dạng tinh thể của các mảng đá vôi tiết lộ nơi hình thành là những khu vực tối có nước chảy xiết, cũng có nghĩa là những bánh xe nước được đã đặt ở trong những căn lều nhỏ thay vì ở ngoài trời. Cấu trúc sắp đặt 16 bánh xe nước theo hai hàng nối liền nhau dọc theo triền đồi dốc cho các cối xay ở Barbegal sự khác biệt với những cối xay ở Ai Cập hay Trung Quốc. Hệ thống cống nước dài 60km được đặt gần Arelate và các cối xay tiếp nhận hơn một nửa trong số 45 triệu lít nước chảy qua các cối xay mỗi ngày.

Các nhà khoa học tin rằng vẫn còn nhiều các hệ thống cối xay La Mã đã từng được xây dựng ở Châu Âu, nhưng vì hầu hết sử dụng vật liệu gỗ dễ phân hủy qua thời gian nên chưa địa điểm nào được phát hiện thêm.