Cầu Hiền Lương được xem là một trong những cây cầu có lịch sử hào hùng nhất Việt Nam. Tại nơi đây đã từng diễn ra những cuộc “chọi loa”, “chọi cờ” quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam.

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Ảnh: Diem Dang Dung.
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Ảnh: Diem Dang Dung.


Cầu là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền (miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho Mặt trận Giải phóng miền Nam), (miền Nam do chính thể Việt Nam Cộng hoà quản lý) trong suốt 21 năm (1954-1975). Ảnh: Diem Dang Dung.
Cầu là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền (miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho Mặt trận Giải phóng miền Nam), (miền Nam do chính thể Việt Nam Cộng hoà quản lý) trong suốt 21 năm (1954-1975). Ảnh: Diem Dang Dung.


Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Ảnh: Kienthuc.
Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Ảnh: Kienthuc.

Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931 cây cầu này được Liên bang Đông Dương sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông thì vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943 cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được. Ảnh: Kienthuc.
Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931 cây cầu này được Liên bang Đông Dương sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông thì vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943 cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được. Ảnh: Kienthuc.

Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích Việt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của người Pháp. Tháng 5 năm 1952, Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn. Ảnh: Kienthuc.
Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích Việt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của người Pháp. Tháng 5 năm 1952, Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn. Ảnh: Kienthuc.

Cầu Hiền Lương tồn tại được 15 năm (1952-1967) thì bị bom Mỹ đánh sập. Ảnh: Diamand.
Cầu Hiền Lương tồn tại được 15 năm (1952-1967) thì bị bom Mỹ đánh sập. Ảnh: Diamand.

Từ 1972 đến 1974, để phục vụ chiến trường miền Nam, công binh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã bắc chiếc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía Tây. Đến năm 1974 chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây dựng lại bằng bê tông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m. Ảnh: Che Trung Hieu.
Từ 1972 đến 1974, để phục vụ chiến trường miền Nam, công binh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã bắc chiếc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía Tây. Đến năm 1974 chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây dựng lại bằng bê tông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m. Ảnh: Che Trung Hieu.

Sau ngày hòa bình lập lại, cầu cũ ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1996, Bộ Giao thông Vận tải đã cho xây chiếc cầu mới dài 230m, rộng 11,5m, nằm về phía Tây cầu cũ. Cầu mới được thi công bằng công nghệ đúc đẩy (phương pháp hiện đại nhất lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam). Năm 2001 chiếc cầu sắt năm 1952, một chứng tích lịch sử của sự chia cắt đất nước được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Ảnh: Trungta.
Sau ngày hòa bình lập lại, cầu cũ ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1996, Bộ Giao thông Vận tải đã cho xây chiếc cầu mới dài 230m, rộng 11,5m, nằm về phía Tây cầu cũ. Cầu mới được thi công bằng công nghệ đúc đẩy (phương pháp hiện đại nhất lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam). Năm 2001 chiếc cầu sắt năm 1952, một chứng tích lịch sử của sự chia cắt đất nước được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Ảnh: Trungta.

Ngày 18/5/2003, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành công trình phục chế cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, được khởi công tháng 4, 2002 với tổng số tiền đầu tư 6,5 tỷ đồng, cầu phục chế dài 182,97m gồm 7 nhịp, mặt lát gỗ lim. Ảnh: Trungta.
Ngày 18/5/2003, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành công trình phục chế cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, được khởi công tháng 4, 2002 với tổng số tiền đầu tư 6,5 tỷ đồng, cầu phục chế dài 182,97m gồm 7 nhịp, mặt lát gỗ lim. Ảnh: Trungta.

Hiện nay, cây cầu này là điểm du lịch hút khách của tỉnh Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung. Ảnh: Che Trung Hieu.
Hiện nay, cây cầu này là điểm du lịch hút khách của tỉnh Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung. Ảnh: Che Trung Hieu.

Nơi đây từng chứng kiến những thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Che Trung Hieu.
Nơi đây từng chứng kiến những thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Che Trung Hieu.

Ảnh: Ngọc Viên.
Ảnh: Ngọc Viên.