Bộ tộc Dani sống ở Indonesia có nhiều phong tục kì lạ như ướp xác tổ tiên bằng cách hun khói, nam giới thường lấy vỏ bầu khô che dương vật và thích đánh trận giả với các bộ tộc khác.

Bộ tộc Dani hiện đang sống ở vùng xa xôi núi cao trung phần Papuan, Indonesia. Bộ tộc này vô tình được nhà động vật học và hoạt động từ thiện người Mỹ Richard Archbold phát hiện vào năm 1938.

Người Dani có phong tục lưu giữ xác của tổ tiên bằng cách hun khói. Bằng cách này họ có thể giữ được xác trong trạng thái nguyên vẹn hàng trăm năm. Trong ảnh vị trưởng tộc Eli Mabel đang cho du khách xem một xác ướp Agat Mamete Mabel trong làng Wogi ở Wamena thuộc phía Tây Papua.

Mặc dù tục ướp xác bằng hun khói đã không còn được thực hành ngày nay, nhưng người Dani vẫn giữ lại nhiều xác ướp như vậy và cho rằng đó là biểu tượng thể hiện lòng tôn kính cao nhất của họ với tổ tiên.

Ngoài tục ướp xác, người Dani còn rất nhiều phong tục thu hút khách du lịch trên khắp thế giới. Vào tháng 8 hằng năm họ thường tổ chức lễ hội đánh trận giả với các bộ tộc láng giếng là người Lani và Yali
.
Tham gia đánh trận, các chiến binh nam giới của người Dani có dấu hiệu riêng thể hiện ở nét sơn mặt, lông chim cắm lên đầu, mang theo vũ khí bằng xương động vật và dương vật được bọc bởi Koteka – thường làm bằng vỏ bầu khô.

Còn phụ nữ mặc áo làm từ sợi dệt từ vỏ cây phong lan được trang trí bằng rơm và túi dệt, mặc trùm từ đầu xuống.

Đội quân của người Dani đang dũng mãnh tiến công vào các bộ tộc khác trong cuộc đánh trận giả vào hôm 8 - 10/8/2016 tại Thung lũng Baliem.

Đội quân được trang bị vũ khí chủ yếu là giáo, dao găm làm bằng xương và cung tên.

Đây là đợt đánh trận giả lần thứ 27 giữa người Dani và các bộ tộc láng giềng.

Các chiến binh Dani đang phối hợp tấn công.

Cung tên cho phép các chiến binh có thể tiêu diệt mục tiêu từ xa.

Đây là dịp để người Dani thể hiện tinh thần và sức mạnh của bộ tộc. Phong tục đã trở thành lối sống không thể thiếu của người Dani.