Tan băng cũng có nghĩa, có thể lịch sử Trái Đất sẽ biến mất mãi mãi theo những tảng băng.

Sự mất băng này có liên quan đến mực nước biển dâng cao, dễ bị khô hạn hơn ở những nơi mà người ta dựa vào các con sông chảy ra từ vùng băng tan và phá hủy các kho lưu trữ môi trường tự nhiên cổ xưa đang được giữ trong băng

Thay đổi khí hậu là khái niệm rất khó hình dung, tuy nhiên một bài báo mới xuất bản của Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ đã giúp vấn đề này trở nên dễ tiếp cận hơn bằng cách cho thấy bằng chứng rõ ràng về tác động trong 100 năm qua của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với các sông băng trên khắp thế giới.

Đồng tác giả Gregory Baker, nhà địa chất học thuộc đại học Kansas cho biết: "Bài báo nhằm mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về các sông băng đang biến mất dần trên hành tinh bằng cách đưa ra những bằng chứng đơn giản và dễ hiểu nhất. Chúng tôi đã chứng minh bằng hình ảnh về băng hà đang tan chảy trên khắp thế giới. Điều này bao gồm các tảng băng vĩnh cửu của Greenland và Nam Cực - chúng đều đang giảm về khối lượng và kích cỡ".

Bài báo cũng cho thấy một loạt các hình ảnh rõ ràng minh họacho thấy, các sông băng đã tan chảy trong thế kỷ qua như thế nào.

Baker giải thích thêm: "Đây không phải là những mô hình máy tính hay hình ảnh vệ tinh do đó không phải thực hiện điều chỉnh cho các tác nhân của bầu khí quyển. Đây chỉ là những bức ảnh, một vài bức ảnh được chụp cách đây 100 năm, và các đồng tác giả của tôi đã quay lại, chụp ảnh lại ở nhiều nơi khác nhau. Vì vậy, nó chính là bằng chứng trực tiếp về sự mất mát băng hà đang diễn ra rộng khắp toàn cầu".

Dưới đây là sông băng Mendenhall ở Alaska, được chụp ảnh vào năm 2007 (trên cùng) và năm 2015 (dưới cùng). Nó đã rút ngắn khoảng 550 mét (khoảng 1800 feet) trong thời gian 8 năm:

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 1

Sông băng Mendenhall ở Alaska, được chụp ảnh vào năm 2007.

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 2

Sông băng Mendenhall ở Alaska, được chụp ảnh vào năm 2015.

Tiêu đề của bài báo là "Savor the Cryosphere" - "Tận hưởng băng quyển", đã được các tác giả lựa chọn để làm nổi bật sự phụ thuộc của con người vào nhiệt độ thấp từ những tảng băng hà trên bề mặt hành tinh của chúng ta.

Bài báo có đoạn viết: "Sự mất băng này có liên quan đến mực nước biển dâng cao, dễ bị khô hạn hơn ở những nơi mà người ta dựa vào các con sông chảy ra từ vùng băng tan và phá hủy các kho lưu trữ môi trường tự nhiên cổ xưa đang được giữ trong băng".

Dưới đây là Sông băng Stein ở Thụy Sĩ, chụp năm 2006 (trên cùng) và vào năm 2015 (hình dưới):

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 3

Sông băng Stein ở Thụy Sĩ, chụp năm 2006.

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 4

Sông băng Stein ở Thụy Sĩ, chụp năm 2015.

Quá trình tan băng cũng sẽ xóa bỏ lịch sử địa chất của trái đất - các lõi băng chứa ít bong bóng khí từ bầu khí quyển cổ xưa có thể cho các nhà khoa học một cái nhìn thoáng qua về khí hậu của quá khứ.

Thông tin được lưu giữ trong những sông băng này đã trở lại hàng trăm ngàn năm và có thể cung cấp cho các nhà khoa học dữ liệu để chuẩn bị cho những ảnh hưởng của việc gia tăng lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.

"Phân tích lõi băng đá là một trong những cách tốt nhất để phân tích carbon dioxide trong quá khứ, và chúng có chứa phấn hoa nên chúng ta có thể tìm xem loại hệ thống thực vật nào có thể tồn tại và sinh trưởng tốt trong giai đoạn đó",Baker cho biết thêm.

"Băng càng tan nhiều, chúng ta càng mất đi những kho lưu trữ lịch sử mà chúng ta vẫn chưa thu thập được ở một số sông băng xa xôi, hay ở những tảng băng. Điều đó có nghĩa, có thể lịch sử Trái Đất sẽ biến mất mãi mãi theo những tảng băng".

Đây là Solheimajokull ở Iceland, đã bị rút ngắn khoảng 625 mét (2050 feet) từ giữa năm 2007 (trên cùng) đếnnăm 2015 (bên dưới):

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 5

Solheimajokull ở Iceland năm 2007.

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 6

Solheimajokull ở Iceland năm 2015.

Bên cạnh các bức ảnh, các tác giả đã đưa ra tóm tắt về sự tan chảy của sông băng, với các thuật ngữ được giản lược để làm cho đọc giả dễ nắm bắt hơn.

Đây là sông băng Qori Kalis, của Quelccaya ở Peru, được chụp ảnh vào năm 1978 (trên cùng) và năm 2016 (hình ảnh dưới cùng). Nó đãbị thu hẹpkhoảng 1,14 km (0,7 dặm):

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 7

Sông băng Qori Kalis, của Quelccaya - Peru, được chụp ảnh vào năm 1978.

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 8

Sông băng Qori Kalis, của Quelccaya-Peru, được chụp ảnh vào năm 2016.

Sông băngTrift Glacier ở Thụy Sĩ, được chụp năm 2006 (trên cùng) và vào năm 2015 (bên dưới). Nó đã bị thu hẹp khoảng 1,17 km (0,73 dặm):

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 9

Trift Glacier ở Thụy Sĩ, được chụp năm 2006.

Hình ảnh hiếm về sự biến mất của các sông băng do biến đổi khí hậu - 10

Trift Glacier ở Thụy Sĩ, được chụp năm 2015.