Thị trấn Friesland ở Hà Lan có một con đường đạp xe dài khoảng 1km được lát bằng… giấy vệ sinh đã dùng rồi.

Hà Lan lát đường bằng giấy vệ sinh tái chế - 1

Nói đúng hơn là Hà Lan đã sử dụng chất cellulose tách ra từ giấy vệ sinh tái chế làm phụ gia cho nhựa đường (hắc ín) để mặt đường được xốp, giảm trơn trượt và hút nước nhanh hơn.

Điều này rất có ý nghĩa, bởi Hà Lan là một quốc gia tương đối ẩm ướt, lượng mưa xấp xỉ 70 đến 90cm mỗi năm khiến mặt đường thường ướt và trơn trượt, gây nguy hiểm cho người đạp xe trên đường.

Mỗi năm người Hà Lan thải ra khoảng 180.000 tấn giấy vệ sinh. Giấy này được đưa đếncác nhà máy xử lý nước thải. Tại đây,nó được lọc ra và giữ lại chất rắn, còn bùn thải được sấy khô và thiêu hủy. Bên cạnh việc thải ra lượng lớn khí CO2, quá trình tiêu hủy nàycòn phá hủy nhiều nguồn tài nguyên có giá trị trong nước thải, trong đó có cellulose.

Giấy vệ sinh được làm từ gỗ hoặc giấy tái chế, do đó chất lượng của các sợi rất cao. Tuy nhiên, vì cellulose từ nước thải đã tiếp xúc với phân của con người nên không thể sử dụng một cách hợp pháp để làm ra các sản phẩm tiêu dùng khác.

Carlijn Lahaye, giám đốc công ty CirTec, đồng phát triển công nghệ chiết xuất và làm sạch các sợi cellulose, nói: “Về mặt kỹ thuật, cellulose có thể được sử dụng để làm hộp bánh pizza, nhưng bạn có muốn bánh pizza của bạn bọc trong cellulose từ nước thải không?”.

Còn với nhựa đường, bất kỳ mầm bệnh kéo dài nào cũng không thể tồn tại ở nhiệt độ cực cao của quá trình trộn nhựa.

Chris Reijken, một chuyên gia về xử lý nước thải, thành viên của nhóm công tác giám sát dự án, nói: “Nếu bạn nhìn vào mặt đường này, bạn sẽ không ngờ nó có nguồn gốc từ nước thải. Bạn có thể chạm vào nó, có thể sử dụng nó mà không có vấn đề gì”.

Đã hơn một năm kể từ khi nhựa đường làm từ giấy vệ sinh được sử dụngtại Friesland. Nó vẫn đang hoạt động tốt và khó có thể phân biệt giữa phần này và phần còn lại của con đường.

Tháng 5 vừa qua, hỗn hợp này đã được sử dụng để củng cố đê biển ởAmeland, một hòn đảo thuộc quần đảoFrisian. Vàotháng 6, nó đượcdùng để lát lên bãi đậu xe của vườn thú trẻ em ở Groningen. Thành phố Amsterdam cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng cellulose từ nước thải cho các con đường ở thành phố.

Michiel Schrier, thống đốc tỉnh Friesland nói: “Ý tưởng nhựa đường được làm bằng giấy vệ sinh thật lạ lùng với người dân. Nhưng khi họ đạp xe trên đường và cảm nhận nó, họ có thể xem rằng nó cũng giống đường nhựa thông thường”.

Vẫn còn quá sớm để nói liệu các sản phẩm từ giấy vệ sinh tái chế sẽ trở nên phổ biến, nhưng ít nhất, chúng cũng đã có một sự khởi đầu tốt tạiở Hà Lan.