Mũi Đại Lãnh (mũi Nạy, mũi Ba, mũi Điện) nằm ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Địa danh này cũng là điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền tại Việt Nam.

Mũi Đại Lãnh thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Meogia.
Mũi Đại Lãnh thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Meogia.


Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, và do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện ra, vì thế, trước đây, người ta gọi đó là Cap Varella. Ảnh: Diem Dang Dung.
Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, và do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện ra, vì thế, trước đây, người ta gọi đó là Cap Varella. Ảnh: Diem Dang Dung.


Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền, nhưng thực chất nó lại là đất liền... Ảnh: Diem Dang Dung.
Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền, nhưng thực chất nó lại là đất liền... Ảnh: Diem Dang Dung.

Mũi Đại Lãnh có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng, và có ngọn hải đăng lớn cho tàu thuyền trong khu vực. Ảnh: Diem Dang Dung.
Mũi Đại Lãnh có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng, và có ngọn hải đăng lớn cho tàu thuyền trong khu vực. Ảnh: Diem Dang Dung.

Mũi Đại Lãnh cùng với vịnh Vân Phong hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Ảnh: VTV6.
Mũi Đại Lãnh cùng với vịnh Vân Phong hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Ảnh: VTV6.

Hải đăng mũi Đại Lãnh được người Pháp xây năm 1890 gồm khối nhà cao 5m với diện tích 320m2, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời để cung cấp năng lượng để hải đăng chiếu sáng và điện sinh hoạt cho những người gác ngọn hải đăng này. Ảnh: Khata.
Hải đăng mũi Đại Lãnh được người Pháp xây năm 1890 gồm khối nhà cao 5m với diện tích 320m2, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời để cung cấp năng lượng để hải đăng chiếu sáng và điện sinh hoạt cho những người gác ngọn hải đăng này. Ảnh: Khata.

Mũi Đại Lãnh chính là điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền của Việt Nam. Ảnh: Lendang.
Mũi Đại Lãnh chính là điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền của Việt Nam. Ảnh: Lendang.

Tháp đèn hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền toà nhà và cao 110m so mặt nước biển, và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Ảnh: Timeoutvietnam.
Tháp đèn hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền toà nhà và cao 110m so mặt nước biển, và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Ảnh: Timeoutvietnam.

Ảnh: Meogia.
Ảnh: Meogia.

Có hai cách để du khách đến mũi Đại Lãnh. Từ phía Nha Trang (Khánh Hòa) ngược ra Bắc, theo đèo Cả rồi rẽ xuống vịnh Vũng Rô và từ phía Tuy Hòa men theo dọc con đường biển tuyệt đẹp dài 40 km là tới nơi. Ảnh: Dimatourmuine.
Có hai cách để du khách đến mũi Đại Lãnh. Từ phía Nha Trang (Khánh Hòa) ngược ra Bắc, theo đèo Cả rồi rẽ xuống vịnh Vũng Rô và từ phía Tuy Hòa men theo dọc con đường biển tuyệt đẹp dài 40 km là tới nơi. Ảnh: Dimatourmuine.

Đường từ Tuy Hòa dễ đi và gần với mũi Đại Lãnh hơn từ phía Nha Trang. Đoạn đường này đã được hoàn thành, chạy vòng sát eo biển để đến với Đại Lãnh, thay vì phải chạy theo con đường quốc lộ một đi qua đèo Cả với rất nhiều xe cộ qua lại. Ảnh: Diem Dang Dung.
Đường từ Tuy Hòa dễ đi và gần với mũi Đại Lãnh hơn từ phía Nha Trang. Đoạn đường này đã được hoàn thành, chạy vòng sát eo biển để đến với Đại Lãnh, thay vì phải chạy theo con đường quốc lộ một đi qua đèo Cả với rất nhiều xe cộ qua lại. Ảnh: Diem Dang Dung.

Ảnh: Diem Dang Dung.
Ảnh: Diem Dang Dung.