Nội dung bài viết sẽ cho biết trước tình tiết quan trọng trong Game of Thrones cũng như bộ truyện A Song of Ice and Fire, các bạn cân nhắc trước khi đọc tiếp.

Đây là hai thảm kịch thời Trung Cổ đã trực tiếp truyền cảm hứng cho sự kiện Đám Cưới Đỏ trong Game of Thrones - Ảnh 1.

Nếu bạn đã theo dõi về hai tác phẩm nhắc trong phần cảnh báo đầu bài viết, chắc chắn bạn đã biết đến Đám Cưới Đỏ kinh hoàng, sự kiện The Red Wedding đã làm hàng triệu fan của Game of Thrones ngỡ ngàng, kinh ngạc và bật nước mắt. Và nếu như bạn đã đổ lệ cho gia đình Stark, bạn hẳn biết chuyện gì xảy ra, tôi khỏi cần nhắc lại làm gì cho đau lòng.

"Không quan trọng là tôi tạo ra những cảnh tượng gì trong truyện, bởi lẽ trong lịch sử loài người có những chuyện tệ tương tự, thậm chí còn kinh khủng hơn", tác giả George R. R. Martin đã trả lời phỏng vấn như vậy.

Ông nói vậy là hoàn toàn có cơ sở. Vụ việc gia đình Stark bị sát hại bởi dòng họ Frey (với sự hỗ trợ của nhà Lanister) đã có tiền lệ trong lịch sử: vụ việc diễn ra tại miền Bắc Vương quốc Anh tại thời Trung Cổ. Theo các nhà sử học đã nghiên cứu vấn đề này, thảm kịch xưa kia trên đất Anh còn tệ hại hơn nhiều.

Đây là hai thảm kịch thời Trung Cổ đã trực tiếp truyền cảm hứng cho sự kiện Đám Cưới Đỏ trong Game of Thrones - Ảnh 2.

Tiến sĩ Katie Barclay tại Đại học Lịch sử và Chính trị Adelaide, Úc tin rằng bản chất kinh sợ của vụ việc trong lịch sử đã khiến nó được truyền lại muôn đời, được nhiều tác giả sách dựa vào để viết nên những câu chuyện của riêng mình. Trong số đó, có George. R. R. Martin.

"Đám Cưới Đỏ của người Scotland phảng phất mỗi khi nhắc tới lịch sử là bởi nó nói về sự phản bội, lòng trung thành và những mối quan hệ phức tạp giữa người với người, bên cạnh việc đã có sự kiện xóa sổ cả một dòng họ. Nó được nhớ tới không chỉ vì nó là một sự kiện đẫm máu", cô Barclay nói.

Trong Game of Thrones, tại tập 9 của mùa thứ 3, khi nhà Stark đặt chân tới Song Thành – The Twins, nhà Frey đã đón tiếp nhà Stark tại lâu đài của mình với bánh mì và muối. Theo truyền thống, hành động này đồng nghĩa với việc cả chủ lẫn khách đều không được làm hại tới nhau. Châu Âu thời Trung Cổ cũng vậy, truyền thống bánh mì và muối cũng được tôn trọng.

Tuy nhiên, có những kẻ bác bỏ truyền thống để gây ra thảm kịch. Tại Scotland thời Trung Cổ, đã có những kẻ lợi dụng lòng tin của khách để gây ra cảnh đổ máu, trực tiếp truyền cảm hứng cho Đám Cưới Đỏ.

Đây là hai thảm kịch thời Trung Cổ đã trực tiếp truyền cảm hứng cho sự kiện Đám Cưới Đỏ trong Game of Thrones - Ảnh 3.

Con dao của Lãnh chúa Roose Bolton dùng để giết Robb Stark và con giao Catelyn Stark dùng để giết vợ của Walder Frey.

Không những một mà tới hai sự kiện như vậy đã diễn ra. "Đám Cưới Đỏ được dựa trên những sự kiện có thật. Một là Bữa Tối Đen và sự kiện còn lại là Vụ Thảm sát Glencoe", cô Barclay trả lời phỏng vấn. Cả ba đều có những điểm tương đồng, đều có lòng hiếu khách giả tạo, đều có đổ máu, đều là những sự phản bội đê hèn. Những người khách tưởng rằng họ đang được truyền thống bảo vệ, nhưng họ đã nhầm.

Sự kiện đầu tiên diễn ra năm 1440, ba năm sau khi James Đệ nhị được lên làm vua xứ Scots ở tuổi thứ 10. Vua James tiếp tục cai trị ngai vàng cha mình để lại, vua James Đệ Nhất, đã bị sát hạt năm 1437 bởi thành viên có liên hệ tới thị tộc Douglas.

Gia tộc Douglas Đen là thị tộc quyền lực nhất Scotland thời điểm ấy, đến mức họ có quyền lực của quan nhiệp chính – được quyền thống trị đất nước nếu như vua bị sát hại hoặc chưa đủ tuổi cầm quyền. Khi vua James Đệ nhị chưa đủ tuổi, Archiblad Douglas, đời Douglas thứ Năm, đã cai quản đất nước Scotland.

Cuối năm 1439, Archibald qua đời, để lại gia tộc giàu có và tài sản trù phú cho con trai 16 tuổi của mình là William Douglas. Giống với cha mình, William trẻ tuổi muốn trở thành quan nhiếp chính. Tuy nhiên, hai cố vấn thân cận nhất của vua James là Ngài Alexander Livingston – người giám hộ hợp pháp của vua James Đệ nhị cùng Ngài William Crichton – người tự phong mình là Lãnh chúa Đại pháp quan của Scotland, tin rằng gia tộc Douglas đang phát triển quá mạnh mẽ để mà cai quản, họ sẽ trở thành mối nguy tới ngai vàng và tới đất nước.

Đây là hai thảm kịch thời Trung Cổ đã trực tiếp truyền cảm hứng cho sự kiện Đám Cưới Đỏ trong Game of Thrones - Ảnh 4.

Lâu đài Bothwell, nơi gia tộc Douglas Đen sống từ 1362 tới 1455.

Họ sắp đặt một bữa tiệc tại Edinburgh cho William và em trai là David Douglas, với mục đích làm quen với vị vua tương lai. Dưới luật lệ lòng hiếu khách, gia tộc Douglas được bảo vệ bởi truyền thống. Bữa tiệng bắt đầu, ba chàng trai trẻ vui vẻ trò chuyện thì đột nhiên tiếng trống dồn nổi lên, cửa đóng chặt lại, một người đàn ông bước vào phòng đại tiệc, mời hai anh em nhà Douglas dùng một cái đầu heo rừng mới chặt vẫn còn rỉ máu. Theo tục lệ, hình ảnh này tượng trưng cho cái chết.

Hai anh em nhà Douglas bị buộc tội phản quốc, bị kéo lê ra ngoài và bị chém ngay lập tức. Hai cố vấn, lúc này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới vua James, cùng nhận ra việc vừa thực hiện là gây chiến với nhà Douglas và cùng lúc đó, chung ý tưởng phải nhổ cỏ tận gốc.

Năm 1452, 12 năm sau sự kiện trên, nhà vua mời William thuộc đời thứ Tám của dòng họ Douglas với tư cách là khách tới lâu đài mình để làm hòa. Tuy nhiên, William từ chối cúi đầu trước vị vua mà gia tộc mình không ủng hộ, ít nhiều còn đang giao chiến với nhau. Vua James ngay lập tức đâm William và khi chàng trai dòng họ Douglas còn đang bất ngờ, một nhát rìu đã kết liễu cuộc đời anh. Xác của William bị ném ra khỏi cửa sổ Lâu đài Stirling.

Đây là hai thảm kịch thời Trung Cổ đã trực tiếp truyền cảm hứng cho sự kiện Đám Cưới Đỏ trong Game of Thrones - Ảnh 5.

Lâu đài Stirling hiện tại.

Sau Bữa Tối Đen hai thế kỷ, ta có Vụ Thảm sát Glencoe. William Xứ Cam được trao vương miện vua của nước Anh, của Ireland và Scotland vào năm 1689 nhưng người dân Highland (miền Bắc Scotland) không đồng ý với quyết định này. Vụ nổi dậy Jacobite với mong muốn phế truất vị vua hiện tại để đưa Vua James Đệ nhị quay lại nắm quyền đã không thành công. Khi vụ nổi dậy bất thành kết thúc vào năm 1690, vua William đã đưa ra lời đề nghị giảng hòa với các gia tộc của Highland, với điều kiện họ thề sẽ phụng sự mình.

Hạn chót để các gia tộc Highland đưa ra lời thề sẽ là mùng 1 tháng Giêng năm 1692. Hầu hết các gia tộc đã kí, ngoại trừ Gia tộc MacDonald. Người đứng đầu là Alastair Maclain và gia tộc của mình vẫn một lòng trung thành với Vua James Đệ nhị. Người Highland không phải là những kẻ bội ước, Maclain đợi chính vị vua tiền nhiệm đích thân tuyên bố giải phóng ông khỏi lời thề trung thành, để có thể phụng sự vua William. Mùa đông năm ấy lạnh bất thường, việc truyền tin trở nên chậm chạm, xác nhận của vua James đến chỉ 3 ngày trước khi hạn cuối cho các gia tộc Highland thề trung thành.

Maclain tới Pháo đài William để chính thức thề lời thề trung thành, nhưng những người nắm quyền tại đây không đủ quyền hạn để làm chấp nhận. Trưởng gia tộc Maclain đã lại phải đi qua con đường dài và khó khăn tới Inveraray để có thể thề trước Chánh án của Argyll. Ông đưa ra lời thề muộn hơn hạn chót, vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Nghĩ rằng mọi chuyện đã xong xuôi, ông trở về Glencoe.

Đây là hai thảm kịch thời Trung Cổ đã trực tiếp truyền cảm hứng cho sự kiện Đám Cưới Đỏ trong Game of Thrones - Ảnh 6.

Phần mộ tưởng nhớ gia tộc Donald, còn được gọi là MacDonald.

An tâm mà không biết rằng có những kẻ quyền lực khác đảm bảo rằng lời thề của Maclain không bao giờ đến tai vua William. Bản thân Maclain là người dẫn đầu cuộc nổi dậy Jacobite, ông đã bị chọn ra làm gương cho những kẻ muốn làm phản, những người vẫn trung thành với vua James.

Cuối tháng Giêng, Tướng Campbell, một trong những nhân vật vai vế của gia tộc đối địch với nhà MacDonald, cùng 128 binh sĩ đã tới Glencoe xin ngủ nhờ. Họ tuyên bố rằng họ tới với danh nghĩa bạn. Gia tộc McDonald tôn trọng truyền thống danh dự của người Highland, đã mời những người thuộc gia tộc đối địch vào trong. Tướng Campbell và đội quân của mình đã ở yên lành trong 2 tuần cho tới đêm ngày 13 tháng Hai, khi một cơn bão tuyết cuốn tới Glencoe.

Theo lệnh của nhà vua và dưới mệnh lệnh của Campbell, binh lính đã "giết tất cả những người dưới 70 tuổi", họ đã gây ra đổ máu khi mà "có được sự tin tưởng của gia chủ". Gia tộc MacDonald bị thảm sát trong đêm lạnh, khi họ đang trong giấc ngủ sâu.

30 người, bao gồm Alastair Maclain đã bị sát hại, hơn 40 trẻ em và phụ nữ thoát được lưỡi kiếm nhưng đã bỏ mạng trong cơn bão tuyết.

"Luật hiếu khách thực sự tồn tại trong xã hội của Thời kì Tăm tối. Chủ và khách không được hại lẫn nhau kể cả khi họ là kẻ thù", George R. R. Martin nói. Nhiều thế kỉ sau, truyền thống Scotland vẫn vậy: họ cho rằng việc từ chối người tới nhà xin đồ ăn và xin ngủ nhờ là một sự ô nhục. "Với việc vi phạm truyền thống thiêng liêng này, họ đã ‘tự kết tội mình về muôn đời sau’".

Hai gia tộc Douglas và MacDonald đã không trả được thù, nhưng nhà Stark, may mắn hơn, đã đòi được món nợ máu.

"Khi người ta hỏi ngươi rằng đã có chuyện gì xảy ra, nói với họ rằng phương Bắc vẫn nhớ. Nói với họ rằng mùa Đông dã tới với Gia tộc Frey", Arya Stark dõng dạc nói trong tập đầu tiên của mùa Bảy.

Đây là hai thảm kịch thời Trung Cổ đã trực tiếp truyền cảm hứng cho sự kiện Đám Cưới Đỏ trong Game of Thrones - Ảnh 7.

Game of Thrones sẽ trở lại vào năm 2019.