Sau bao biến cố lịch sử, lâu đài Transylvanian – nơi từng giam giữ Vlad: kẻ xiên người (Vlad the Impaler), nguồn cảm hứng cho hình tượng Bá tước Dracula của nhà văn Bram Stoker – vẫn đứng vững.

Do đã trải qua nhiều lần xây dựng và mở rộng, rất khó để xác định vị trí đặt nền móng ban đầu của lâu đài. Vì vậy mới đây, một nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ quét radar mặt đất (GPR) tiên tiến để tìm ra sự thật nằm bên dưới mặt tiền hùng vĩ của Transylvanian. Các kết quả phát hiện đã được trình bày tại Hội thảo thường niên của Liên minh Địa Vật lý Hoa Kỳ hôm 12/12.

Lâu đài, nơi có thể đã từng giam giữ nhân vật Vlad khát máu trong lịch sử. Ảnh: Shutterstock.

Lâu đài, nơi có thể đã từng giam giữ Vlad III huyền thoại. Ảnh: Shutterstock.

Vốn là một pháo đài bằng đá được xây dựng ở trung tâm Transylvania (nay thuộc lãnh thổ Romania) từ thế kỷ 14, mang tên Castelul Corvinilor (lâu đài Corvin), sang thế kỷ 15, công sự này đã được mở rộng thêm rất nhiều (cùng với một số tên gọi khác như lâu đài Hunedoara hoặc lâu đài Hunyadi) – nhà nghiên cứu Isabel Morris, ứng viên tiến sỹ tại Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường tại Đại học Princeton (New Jersey), tác giả chính của nghiên cứu – cho biết.

Cũng trong thời kỳ này, Hoàng thân Vlad III xứ Wallachia, một kẻ bạo chúa khát máu với danh hiệu Kẻ xiên người trên cọc (Vlad the Impaler) được người đời truyền tụng – đã bị triều đình Hungary giam cầm ở đây. Thông tin trên website du lịch Rumani Rolandia cho biết, trải qua hai lần mở rộng (vào thế kỷ 17 và 19) theo tầm nhìn của John Hunyadi (Ioan de Hunedoara) – người giám sát lần cải tạo đầu tiên, lâu đài bị biến thành một mớ hỗn tạp mang phong cách xây dựng của nhiều thời kỳ khác nhau – Morris nhận định. Sau này, nhiều chuyến khai quật đã được tiến hành, nhưng do thiếu dữ liệu và nhất là bởi sự thiếu nhất quán của các tấm bản đồ trước đó, các nhà khoa học đã gặp không ít khó khăn để khám phá nơi này. Chính vì thế, Morris cùng các cộng sự đã phải nhờ cậy đến công nghệ GPR. “Để thực hiện tốt nhất công việc tái dựng, chúng tôi cần biết chính xác từng mảnh ghép của lâu đài ở đâu” – cô nói.

Kết quả quét bằng công nghệ GPR. Ảnh: Isabel Morris.

Kết quả quét bằng công nghệ GPR, vùng nhiễu, nhiều "gợn" hơn ở bên trái chỉ nền đá cứng, khác với phần bằng phẳng hơn bên phải. Ảnh: Isabel Morris.

Kết quả quét đã giúp nhóm nghiên cứu xác định được vị trí của khu phức hợp chính – được xây dựng trong thế kỷ 17. Bên cạnh đó, radar cũng phát hiện thấy nhiều phần của tòa lâu đài nằm trên nền đá cứng với sự trợ giúp của những kết cấu do con người thực hiện. “Kết quả trên thực sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với khâu bảo tồn di tích lịch sử thú vị này” – Morris nói. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng xác định được vị trí của nhiều căn phòng được xây dựng bên dưới nền nhà Transylvanian, trong đó có cả nơi dùng để tra tấn phạm nhân (có lẽ bằng cách trói và treo ngược lên trần nhà). Tuy nhiên, không rõ liệu Vlad xiên người có từng bị giam giữ ở căn phòng khắc nghiệt đó hay không?