Vào tháng 4-6, hàng ngàn người dân Nepal lại đổ lên các dãy núi Himalaya để khai thác đông trùng hạ thảo với mong muốn đổi đời. Nhưng quá trình khai thác “sâu vàng” đó không những khiến họ “đổ mồ hôi” mà thậm chí còn “đổ máu”.


Theo Nepalhomepage.com, Nepal là một đất nước có thu nhập bình quân dưới 500 USD nhưng cơ hội kiếm được 2.500 USD trong một mùa chỉ có 3 tháng là có thể xảy ra khi khai thác đông trùng hạ thảo Yarsagumba – được ví như Viagra của Himalya hay loại sâu vàng. Ảnh cận cảnh loài đông trùng hạ thảo mọc ở vùng núi cao ở Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ. Loại thảo dược này được tin sẽ kéo dài sức trẻ, khỏe cho mọi người.


Hi vọng đó đã khiến hàng ngàn người đổ lên các dãy núi Himalaysa tìm kiếm đông trùng hạ thảo trong suốt những tháng 4, 5 và 6 hằng năm. Họ cắm trại và sinh sống từ 4-6 người trong mỗi chiếc lều, bất chấp cái lạnh cắt da cắt thịt trong hằng tuần. Nhưng không chỉ lạnh và độ cao gây ran guy hiểm, rất nhiều người đi săn “sâu vàng” đã phải chết trong những trận bão tuyết và các vụ cướp đông trùng hạ thảo. Ảnh một cậu bé người Nepal tên là Laka Tshering cùng cha mẹ chuẩn bị tham gia cùng gia đình đi thu hoạch sâu vàng.


Thậm chí các nhóm đi săn đông trùng hạ thảo cũng xảy ra xung đột do tranh chấp các “cánh đồng” có sâu vàng. Ảnh những căn lều được dựng lên để người đi thu hoạch đông trùng hạ thảo cư trú trong suốt những tuần giữa mùa hè.

Những người đi thu hoạch đông trùng hạ thảo gồm cả phụ nữ và trẻ em. Họ thường tiến tới địa hiểm Ice Lake, nơi có độ cáo hơn 13.000 feet (3.962 mét). Đây cũng là địa điểm được cho là có tới hơn 10 loài đông trùng hạ thảo.

Những người đi săn “sâu vàng” bò đi chậm rãi và cẩn thận để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ con “sâu vàng” nào trong quá trình đi thu hoạch.


Còn đây là hình ảnh một người phụ nữ Nepal địu theo con tìm đông trùng hạ thảo ở thung lũng Pupal thuộc huyện Rukum. Theo Xinhuanet.com, có tới hàng ngàn người Nepal tập trung ở thung lũng Pupal, nơi có độ cao 4.500 mét so với mực nước biển, để tìm kiếm đông trùng hạ thảo.

Dòng người đổ đến thung lũng Pupal, dựng lều trại với mong muốn thu hoạch được “sâu vàng” để đổi đời. Đông trùng hạ thảo (Yarsagumba) có nghĩa là sâu mùa đông và cỏ mùa hạ có giá trị cao trên thị trường.


Họ phải mang theo cả củi để phục vụ nấu ăn tại chỗ.


Nhiều người cưỡi ngựa để đảm bảo đi được quãng đường xa và thô thêm nhiều vật dụng, hàng hóa.


Cả những trẻ nhỏ cũng phụ giúp gia đình trong mùa thu hoạch “sâu vàng”. Krisha Lama – một thanh nhiên ở làng Nar, huyện Manang có cha bị chết do nghi vấn bị cướp khi săn “sâu vàng” – từng thổ lộ với tờ Cironline.org rằng, “Đông trùng hạ thảo đã đem tới một lời nguyền. Toàn bộ dân làng đã phải trải qua những đau khổ”. Những góc khuất đó cho thấy, săn “sâu vàng” đem tới những hệ lụy khôn lường cho không ít người dân Nepal.