Cầu Long Biên là một trong những cây cầu có lịch sử lâu đời nhất Hà Nội. Nó được xem là biểu tượng lịch sử của Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Ảnh: Hachi8.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Ảnh: Hachi8.


Cầu do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Ảnh: HoangGiaTrang.
Cầu do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Ảnh: HoangGiaTrang.


Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Ảnh: Ngô Trung Dũng.
Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Ảnh: Ngô Trung Dũng.

Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris. Ảnh: Ngô Trung Dũng.
Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris. Ảnh: Ngô Trung Dũng.

Cầu Long Biên dài 2.290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Ảnh: Ngô Trung Dũng.
Cầu Long Biên dài 2.290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Ảnh: Ngô Trung Dũng.

Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Ảnh: Ngô Trung Dũng.
Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Ảnh: Ngô Trung Dũng.

Cầu Long Biên chính là
Cầu Long Biên chính là "vật chứng" đã chứng kiến những biến dộng thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội thời kỳ cận, hiện đại nói riêng. Ảnh: Ca Voi.

Ngày 13/9/1898, cây cầu chính thức được khởi công xây dựng. Điều hành công việc là đội ngũ gần 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp do kỹ sư Saint Fort Mortier làm chỉ huy cùng với hơn 3.000 công nhân người Việt. Ảnh: Tuan Trung.
Ngày 13/9/1898, cây cầu chính thức được khởi công xây dựng. Điều hành công việc là đội ngũ gần 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp do kỹ sư Saint Fort Mortier làm chỉ huy cùng với hơn 3.000 công nhân người Việt. Ảnh: Tuan Trung.

Để hoàn thành công trình, Công ty Daydé & Pillé đã sử dụng 3.000m2 đá và 6.000 tấn kim loại (trong đó có 5.000 tấn thép có 165 tấn sắt thép đã rèn, 137 tấm gang, 85 tấn tôn, 5 tấn thép đúc, 7 tấn chì...) với tổng chi phí 6.200.000 francs. Ảnh: Dino Ngo.
Để hoàn thành công trình, Công ty Daydé & Pillé đã sử dụng 3.000m2 đá và 6.000 tấn kim loại (trong đó có 5.000 tấn thép có 165 tấn sắt thép đã rèn, 137 tấm gang, 85 tấn tôn, 5 tấn thép đúc, 7 tấn chì...) với tổng chi phí 6.200.000 francs. Ảnh: Dino Ngo.

Vào lúc 8h30 phút ngày 28/2/1902, chuyến tàu đầu tiên chở vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương tới đầu cầu để làm lễ khánh thành.Tại buổi lễ, cây cầu được đặt tên Paul Doumer. Ảnh: Trương Toàn.
Vào lúc 8h30 phút ngày 28/2/1902, chuyến tàu đầu tiên chở vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương tới đầu cầu để làm lễ khánh thành.Tại buổi lễ, cây cầu được đặt tên Paul Doumer. Ảnh: Trương Toàn.

Sau năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Ảnh: Piety.
Sau năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Ảnh: Piety.

Hiện nay, cầu Long Biên được xem là biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: LensMF.
Hiện nay, cầu Long Biên được xem là biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: LensMF.