Theo gợi ý của tạp chí du lịch TST, sông Hương, Kinh thành Huế, Kỳ Đài, bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế… là những danh cần ghé thăm khi tới Huế du lịch.

1. Sông Hương (Hương Giang). Là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật đẹp đẽ của Huế với dòng Sông Hương.
1. Sông Hương (Hương Giang). Là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật đẹp đẽ của Huế với dòng Sông Hương.

2. Kinh thành Huế. Lòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (từ 1802 - 1945). Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
2. Kinh thành Huế. Tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (từ 1802 - 1945). Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

3. Kỳ Đài (Cột cờ Cố đô Huế). Là di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn nằm chính giữa mặt Nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng kinh thành. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.
3. Kỳ Đài (Cột cờ Cố đô Huế). Là di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn nằm chính giữa mặt Nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng kinh thành. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.

4. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Viện bảo tàng trực thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng được làm bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ quý, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh: Long - li - quy - phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán. Tòa nhà này chính là điện Long An, được xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn, Nó giúp khách tham quan có cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế xưa.
4. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Viện bảo tàng trực thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng được làm bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ quý, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh: Long - li - quy - phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán. Tòa nhà này chính là điện Long An, được xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn, Nó giúp khách tham quan có cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế xưa.

5. Cung An Định. Tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát - Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế. Đây là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị. Cung An Định quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc.
5. Cung An Định. Tọa lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát - Thị xã Huế, nay tại số 97 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Huế. Đây là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị. Cung An Định quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc.

6. Nhà vườn An Hiền. Nằm trên khu vực có diện tích 4.608m2 thuộc làng Xuân Hoà, Xã Hương Long, thành phố Huế. Nhà vườn An Hiên có kiến trúc theo lối nhà rường. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, An Hiên còn là bộ sưu tập hiếm hoi và công phu các loài cây ăn quả, các loài hoa trong nước.
6. Nhà vườn An Hiền. Nằm trên khu vực có diện tích 4.608m2 thuộc làng Xuân Hoà, Xã Hương Long, thành phố Huế. Nhà vườn An Hiên có kiến trúc theo lối nhà rường. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, An Hiên còn là bộ sưu tập hiếm hoi và công phu các loài cây ăn quả, các loài hoa trong nước.

7. Chùa Thiên Mụ (chùa Linh Mụ). Là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
7. Chùa Thiên Mụ (chùa Linh Mụ). Là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.