Tại Phan Thiết có hai loại thùng để ủ nước mắm là thùng lều và lu, phương pháp chế biến nước mắm trong lu vẫn phổ biến hơn cả, đặc biệt là trong các cơ sở nhỏ.

Thùng lều là loại thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều, cao 2 - 2,5 m, đường kính 1,5 – 2 m, dung tích từ 2.5-8 m3 để muối cá. Được chế biến từ loại gỗ mềm như bằng lăng, mít, bời lời để làm thùng là vì khi "niền" lại bằng dây song, chạy quanh mặt ngoài thân thùng, các mảnh gỗ được siết chặt vào nhau, không còn khe hở.

Thùng lều để ủ nước mắm. Ảnh: Báo Nghệ An.
Thùng lều để ủ nước mắm. Ảnh: Báo Nghệ An.

Để sản xuất thùng lều, những tấm gỗ thường được xẻ có độ dày khoảng 25 cm, được phơi thật khô và ghép lại với nhau bằng các chốt cây. Sau đó, dùng những sợi dây đai làm bằng mây (bền, chắc, không co dãn theo điều kiện môi trường) để buộc chắc và giữ chặt thùng chứa. Phía dưới thùng có lỗ lù để kéo rút nước trong thùng chượp.

Lu (mái vú) là những chiếc chum sành, được làm từ đất sét và nung ở nhiệt độ cao, thường được các làng nghề thủ công đồ gốm sản xuất.

Cách làm nước mắm bằng lú chỉ khác với nước mắm bằng thùng ở chỗ thay vì để thùng trong nhà chờ thủy phân thì cách làm bằng lu là đem trực tiếp các lu ra ngoài nắng phơi trực tiếp.

Lu để ủ nước mắm. Ảnh: iVIVU.
Lu để ủ nước mắm. Ảnh: iVIVU.