Một siêu máy tính Trung Quốc xây dựng dựa trên nền con chip nội địa vừa được tuyên bố là cỗ máy nhanh nhất thế giới, The Verge đưa tin.

Các tiến bộ khoa học gần đây của Trung Quốc được xem là mối đe dọa đối với ngành công nghệ bán dẫn Mỹ.

Cỗ máy Sunway TaihuLight soán ngôi của Tianhe-2 (cũng là một máy tính Trung Quốc khác), với tốc độ tăng hơn 3 lần.

Nó có khả năng thực hiện 93 nghìn tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh hơn khoảng 5 lần so với hệ thống mạnh mẽ nhất của Mỹ, hiện đứng thứ ba thế giới.

Sieu may tinh nhanh nhat the gioi dung chip Trung Quoc hinh anh 1
Siêu máy tính TaihuLight. Ảnh: The Verge.

TaihuLight sử dụng 41.000 con chip, mỗi chip có 260 vi xử lý. Tổng cộng nó có hơn 10,65 triệu vi xử lý, so với 560.000 của hệ thống nhanh nhất nước Mỹ. Tuy vậy, nó có bộ nhớ khá khiêm tốn, chỉ 1,3 petabytes RAM; để so sánh, một chiếc 10-petaflop K yếu ớt hơn nhiều cũng đã dùng đến 1,4 petabyte RAM.

Điều này có nghĩa là nó sẽ dùng năng lượng hiệu quả hơn, với mức tiêu thụ chỉ 15,3 megawatts, ít hơn so với mức 17,8 của 33-petaflop Tianhe-2.

Điều gây ấn tượng nhất là TaihuLight được lắp ráp bởi các nhà sản xuất bán dẫn Trung Quốc. “Chúng tôi không phụ thuộc vào bộ khung có sẵn, mà tự xây dựng nó”, Jack Dongarra, giáo sư tại Đại học Tenessee và người sáng lập hệ thống xếp hạng siêu máy tính thế giới nói với Bloomberg.

Nhà cựu vô địch Tianhe-2 được xây dựng trên nền bộ vi xử lý Intel nguồn gốc từ Mỹ. Đã có dự định nâng cấp Tianhe-2 từ năm ngoái, nhưng Chính phủ Mỹ đột ngột ban hành lệnh cấm xuất khẩu các con chip siêu cấp đến Trung Quốc vào tháng 4 năm ngoái.

Bộ Thương Mại Mỹ nói rằng xuất khẩu công nghệ cao là “đi ngược lại” với an ninh quốc gia cũng như quan hệ quốc tế, và hàm ý rằng siêu máy tính Trung Quốc đời đầu là Tianhe-1A đã được dùng vào hoạt động hạt nhân.

Siêu máy tính được cho là gắn liền với hệ thống an ninh và các công trình nghiên cứu khoa học của cả Mỹ lẫn Trung Quốc. các hệ thống này đảm nhiệm hàng loạt công việc, cả về dân sự như dự báo thời tiết hay thiết kế sản phẩm. Tuy vậy, họ cũng tỏ ra hữu dụng ở các công việc cao cấp hơn, liên quan đến an ninh mạng và vũ khí hạt nhân. Theo người sáng chế, TaihuLight có thể dùng trong công nghiệp, nghiên cứu đời sống, và hệ thống phác thảo trái đất.

Mức đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực chip tốc độ cao cùng siêu máy tính những năm gần đây đã tăng cao và tỏ ra hiệu quả. Hiện, họ sở hữu 167 siêu máy tính, vượt mức 165 của Mỹ.

Sự ra đời của TaihuLight nằm dưới quyền bảo hộ của “chương trình 863”, đây là một dự án nhà nước hướng tới việc ngưng phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài.