Các nhà khoa học đang phát triển một loại máy điều hòa nhịp tim mới được cung cấp năng lượng từ chính nhịp tim, thay vì sử dụng pin.

Trước đó, máy tạo nhịp tim đã được thử nghiệm thành công ở lợn và có thể mở đường cho các thiết bị nhỏ gọn hơn.

Máy tạo nhịp tim truyền thống đang được sử dụng khá phổ biến.
Máy tạo nhịp tim truyền thống đang được sử dụng khá phổ biến.

Máy tạo nhịp tim kiểu mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Georgia. Thiết bị này được thiết kế bọc xung quanh tim, tạo ra điện từ các chuyển động của tim.

Điều này có nghĩa là với mỗi nhịp đập của trái tim, sẽ tạo ra nhiều điện hơn để cung cấp năng lượng cho máy tạo nhịp tim.

Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học đã thử nghiệm máy tạo nhịp tim ở lợn, vì trái tim của chúng có kích thước tương đương với con người. Cách thức hoạt động của nó trong cơ thể dẫn đến thiết bị được mệnh danh là "máy tạo nhịp tim cộng sinh".

Nhóm các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc, dẫn đầu là Tiến sĩ Zhong Lin Wang từ Viện Công nghệ Georgia ở Mỹ, đã cho biết: "Hàng triệu bệnh nhân dựa vào các thiết bị điện tử y tế cấy ghép do khả năng chẩn đoán và điều trị mạnh mẽ. Trong nhiều thập kỷ, thiết bị cấy ghép đã phát triển thành mức tiêu thụ năng lượng cực thấp, các thiết bị thu nhỏ và linh hoạt dưới sự phối hợp giữa học viện và ngành công nghiệp. Tuy nhiên, pin của các thiết bị này thường cồng kềnh, cứng nhắc và có tuổi thọ ngắn”.

Chính vì vậy, các thử nghiệm gần đây cho thấy máy tạo nhịp tim mới có nhiều khả thi hơn cả.

Chuyên gia người Anh, Tim Chico, giáo sư trong lĩnh vực tim mạch tại Đại học Sheffield, cho biết: "Kết quả nghiên cứu rất đáng khích lệ nhưng có rất nhiều việc phải làm trước khi nó có thể được sử dụng ở người.

Thiết bị thu hoạch năng lượng cần được đưa vào xung quanh tim trong phẫu thuật tim hở, điều này tốt hơn nhiều so với máy điều hòa nhịp tim hiện tại.