Những tạp âm trắng dưới nước hứa hẹn có thể được sử dụng như một sonar (hệ thống định vị bằng siêu âm) tự nhiên.

Khi các cường quốc Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đang chạy đua chế tạo tàu ngầm và thiết bị không người lái (drone) có khả năng tàng hình hoặc rất khó bị phát hiện dưới nước, các nhà khoa học đã tìm đến một vài trợ thủ vốn không thể ngờ tới trong giới tự nhiên để bắt kịp.

Loài tôm pháo (snapping shrimp). Ảnh: Shutterstock.

Loài tôm pháo (snapping shrimp). Ảnh: Shutterstock.

Một chương trình do DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency, cơ quan chỉ đạo các dự án nghiên cứu cấp cao của Bộ quốc phòng Mỹ) tài trợ mang tên Persistent Aquatic Living Sensors (cảm biến bằng sinh vật thủy sinh bền vững), viết tắt là PALS, đang nghiên cứu cách thức sử dụng loài tôm pháo (snapping shrimp) thuộc họ gõ mõ (Alpheidae) hay làm nước sủi bọt và phát ra tiếng kêu tach tác như một loại sonar sẵn có ở khắp mọi nơi – Discover Magazine dẫn lời Alison Laferriere, trưởng dự án tại nhà thầu Raytheon BBN Technologies.

“Ý tưởng chính ở đây là âm thanh do những con tôm pháo tạo ra sẽ truyền đến vật thể đang di chuyển dưới nước rồi phản xạ lại, giúp chúng ta có khả năng phát hiện ra nó nhờ vào các cảm biến” – Laferriere nói với Discover.


Tiếng động do loài tôm pháo phát ra có khả năng được ứng dụng để xác định vị trí của những vật thể di chuyển dưới nước như tàu ngầm.

Những con tôm pháo thường thu càng lại nhanh tới mức chỉ phát ra tiếng ồn ở cường độ khoảng 190 decibel. Bởi vì loài tôm này rất phổ biến ở các vùng biển, cho nên tiếng kêu lách tách do chúng phát ra – một loại tiếng ồn trắng dưới nước – hoàn toàn có thể được khai thác cho mục tiêu phát hiện tàu ngầm và drone của đối phương, hoặc ít nhất đó cũng là ý tưởng của DARPA.

“Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc theo dõi hệ âm (soundscape) được tạo ra và tìm hiểu cơ chế thay đổi của nó mỗi khi có một phương tiện dưới nước di chuyển qua” – Laferriere nói. Việc theo dõi hệ âm này sẽ chỉ đòi hỏi hải quân phải cài đặt các thiết bị nghe, bởi vì chính tôm và các loài động vật thủy sinh khác đang gây ra tiếng ồn, cho nên không cần thiết phải bố trí một mạng lưới các thiết bị tạo sonar vốn cực kỳ đắt đỏ và vượt quá khả năng của nhiều nước – Discover phân tích.

Hiện tại, nhóm của Laferriere vẫn đang miệt mài làm việc trong phòng thí nghiệm với một bể đầy những con tôm pháo. Nếu mọi việc suôn sẻ, các thành viên PALS sẽ tới Quần đảo Virgin Islands để tiến hành ghi âm và phân tích những tiếng ồn dưới đáy đại dương vào cuối năm nay.

Nguồn: