Hải quân Pháp tuyên bố sẵn sàng thay thế tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle khi kết thúc thời gian phục vụ trong bên chế Hải quân vào thập niên 2030.

Tại Triển lãm trang thiết bị và công nghệ hàng hải Euronaval vừa qua ở Paris, Tổng trưởng quốc phòng Pháp (Minister for the Armed Forces) Florence Parly cho biết: chính phủ nước này đã chính thức yêu cầu thực hiện một số nghiên cứu, kéo dài khoảng 18 tháng, nhằm xác định kiến trúc của một hoặc nhiều mẫu tàu sân bay mới sẽ được chọn để thay thế cho chủ lực của Hạm đội Pháp.

Ngoài Mỹ, Pháp là nước duy nhất trên thế giới sở hữu tàu sân bay tấn công hạt nhân, trước khi Hải quân Hoàng gia Anh hạ thủy chiếc Queen Elizabeth. Ảnh: Frence Navy.

Ngoài Mỹ, Pháp là nước duy nhất trên thế giới sở hữu tàu sân bay tấn công hạt nhân, trước khi Hải quân Hoàng gia Anh hạ thủy chiếc Queen Elizabeth. Ảnh: Frence Navy.

Charles de Gaulle là tàu sân bay tấn công hạt nhân duy nhất của Pháp (trên thế giới, hiện cũng chỉ có Pháp là gần như độc lập với Hoa Kỳ trong hầu hết các công nghệ quốc phòng, vũ trụ, bao gồm cả tàu sân bay hạt nhân). Sau một thời gian sửa chữa và cải tiến kéo dài khoảng 18 tháng, mới đây de Gaulle đã hoàn thành các thử nghiệm trên biển và trở lại phục vụ từ đầu năm 2019.

De Gaulle được hạ thủy vào ngày 7/5/1994, nhưng các thử nghiệm trên biển ban đầu cho thấy con tàu đã gặp một số vấn đề với hai lò phản ứng áp lực nước công suất 150 MW loại K15, bên cạnh gãy một chân vịt, khiến nó bị kéo về cảng trong sự bối rối của người Pháp. Nhưng bất chấp các khó khăn, de Gaulle vẫn được triển khai vào hoạt động kể từ năm 2001, sau vụ khủng bố 11/9 ở New York. Trong hơn 18 năm, nó đã tham gia vào nhiều sứ mệnh như: hỗ trợ hoạt động của NATO tại Afghanistan trên vùng biển Ấn Độ Dương; giám sát các cuộc tuần tra trên không với Hải quân Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng Ấn Độ – Pakistan (năm 2002); thực thi vùng cấm bay tại Libya (năm 2010) và chống ISIS (năm 2015).

Mặc dù vừa hoàn thành quá trình nâng cấp giữa vòng đời, nhưng chính phủ Pháp đã quyết định sớm thay thế de Gaulle, bởi sẽ phải mất hơn một thập kỷ để thực hiện khâu thiết kế và chế tạo. Hiện tại, như Parly nhấn mạnh, rằng Hải quân Pháp đang rất quan tâm tới loại tàu nào được lựa chọn và cần bao nhiêu chiếc như vậy, hay chúng sẽ được trang bị động cơ hạt nhân thế hệ mới hay loại truyền thống được sử dụng trên tàu sân bay lớp Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh vừa được hạ thủy.

“Bước đầu tiên, trong giai đoạn nghiên cứu này, là chúng ta cần cùng nhau xác định xem mình muốn gì, và cách thức chúng ta hoạch định chiến lược cho các thế hệ tàu sân bay tương lai” – Parly nói.

Nguồn: