Dù không phải là “dân” chuyên về lĩnh vực khoa học máy tính nhưng một nhóm sinh viên (SV) ĐH Cần Thơ đã chăm chỉ thức trọn nhiều đêm, bổ sung kiến thức để sáng tạo ra một thiết bị hỗ trợ đọc sách cho người khiếm thị.

Nhớ lại những lần đi thực tế đến các trung tâm bảo trợ người khuyết tật, nhóm ba chàng traingành Mạng máy tính và truyền thông trườngĐH Cần Thơnhận thấynhu cầu đọc sách của đối tượng này rất lớn. Song, nhiều người khiếm thị gặp rất nhiều trở ngại khi học chữ, ghép vần và hiểu các quy tắc của chữ braille. Vì thế, họ đã lên ý tưởng và tạo ra một thiết bị hỗ trợ đọc sách cho người khiếm thị. Hi vọng rằngsản phẩm này sẽ trở thành“cứu tinh” của người khiếm thị để họ tiếp cận với tri thức dễ dàng hơn.

Khi ba chàng trai mang sản phẩm nàyđến những trung tâm bảo trợ người khuyết tật,nhóm đãnhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nhiều người khiếm thị. Sau khi trải nghiệm sản phẩm, ai cũng tỏ ravui mừng và mong muốn nhóm tiếp tục cải tiến để sản phẩm sớm được chính thứcđưa ra thị trường.

Ba chàng trai ĐH Cần Thơ coi đây là một sản phẩm phi lợi nhuận và mong muốn nhận được sự hỗ trợ để nhiều người khiếm thị tiếp cận. Ảnh: Hà Thế An.
Ba chàng trai ĐH Cần Thơ coi đây là một sản phẩm phi lợi nhuận và mong muốn nhận được sự hỗ trợ để nhiều người khiếm thị tiếp cận. Ảnh: Hà Thế An.

“Thiết bị giúp người khiếm thị cập nhật tin tức, tìm hiểu kiến thức mới mà không phải mất nhiều thời gian và công sức như phương pháp đọc sách chữ nổi. Từ đó, người khiếm thị sẽhạn chế sự tự ti, mặc cảm, giúp họ tự tin tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho bản thân”- Huỳnh Nhật Minh, thành viên nhóm cho biết.

Cấu tạo của chiếc máy hữu ích này gồm mộtmáy tính siêu nhỏ Intel NUC và các module điều khiển tiết kiệm điện, giúp cho lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị rất thấp.

Hệ thống được gắn một camera nhằm chụp hình ảnh chữ trên sách. Máy tính siêu nhỏ Intel NUC có nhiệm vụ xử lý hình ảnh, nhận dạng chữ và chuyển đổi văn bản từ camera chuyển về. Thông tin sau khi được xử lý sẽ xuất ra loa theo dạng âm thanh để người nghe tiếp nhận thông tin. Chip Intel Arduino và cảm biến ánh sáng sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh lượng ánh sáng từ đèn led, phục vụ việc nhận diện hình ảnh từ camera.

Nếu thiết bị hoạt động trong tình trạng thiếu ánh sáng, sẽ có một đèn led tự động bật tắt nhờ cảm biến ánh sáng đặt ngay gần khu vực camera”- Đào Minh Tân, thành viên nhóm cho biết.

Chiếc máy hữu ích này có khả năng nhận dạng chữ in với độ chính xác lên đến 93,5%. Thời gian xử lý dữ liệu không quá 30 giây sau khi nhận tín hiệu truyền từ camera. Tốc độ đọc trung bình của máy từ 50-60 từ/phút.

Ngoài ra, thiết bị có chức năng tắt sau 30 phút không sử dụng nhằm tiết kiệm điện năng. Giáthành sản ước tính của sản phẩm sau khi bán ra thị trường là 9 triệu đồng, rẻ hơn nhiều lần so với những máy ngoại nhập có giá hàng ngàn USD.

Không chỉ là sản phẩm hữu ích cho người khiếm thị, chiếc máy do nhóm thiết kế được làm từ vật liệu rất thân thiện với môi trường. “Khi sản xuất với số lượng lớn, thiết bị sẽ thay thế chất liệu mica bằng chất liệu gỗ hoặc giấy carton thân thiện với môi trường. Đặc biệt, loại vật liệu này khi sử dụng rất dễ tản nhiệt, cách điện an toàn cho người sử dụng và có giá thành rẻ” - Phạm Nguyễn Hải Âu, trưởng nhóm kể.

Sản phẩm thiết bị hỗ trợ người khiếm thị của nhóm. Ảnh: Hà Thế An.
Sản phẩm thiết bị hỗ trợ người khiếm thị của nhóm. Ảnh: Hà Thế An.

Để hoàn thành được sản phẩm hữu ích đó, các thành viên trong nhóm phải chịu áp lực về thời gian. Hai thành viên Tân và Minh là SV năm cuối, rất bận với khóaluận tốt nghiệp, thực tập. Để khắc phục khó khăn đó,ba thành viên phải cùng nhau làm việc từ 22h tối đến 2-3h đêm. Có những đêm cả nhóm phải thức trắng suốt cả đêm để hoàn thành phần việc. Có những lúcthời gian hạn hẹp, các thành viên phải “trao đổi online” để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.

Những khó khăn “nho nhỏ” đó sẽ là những kỷ niệm trọn vẹn hơn nếu sản phẩm này nhận được sự tài trợ về mặt kinh phí từ các mạnh thường quân để ba chàng trai mê khoa học tiếp tục hoàn thiện dự án phi lợi nhuận của mình. Sau đó, họ hi vọng rằng dự án của mình sẽ đượcthương mại hóa để sản phẩm đến với hàng trăm ngàn người khiếm thị tại Việt Nam.