Hiện nay, hầu hết các pin cho xe điện đều cần Coban (cobalt) – một kim loại hiếm đang dần cạn kiệt, bên cạnh hoạt động khai thác nguyên tố này cũng thường gặp nhiều cáo buộc liên quan đến tình trạng bóc lột lao động trẻ em cùng nhiều hành vi phi đạo đức khác.

Theo New Scientist, một nhóm kỹ sư tại MIT vừa tuyên bố đã tìm ra giải pháp thay thế khi sử dụng một thiết bị có hình dạng quả bóng, treo trên các giàn khoan dầu khí [đã cạn] bỏ không ngoài biển, để hấp thụ đủ lượng Coban cho việc chế tạo hàng trăm ngàn đơn vị pin của Tesla hay các thương hiệu xe điện khác.

Ý tưởng lắp đặt những quả cầu hấp thụ Coban từ nước biển, tuy khả thi về mặt khoa học nhưng lại rất tốn kém. Ảnh: MIT.

Ý tưởng lắp đặt những quả cầu hấp thụ Coban từ nước biển, tuy khả thi về mặt khoa học nhưng lại rất tốn kém. Ảnh: MIT.

Nghiên cứu của nhóm, công bố trên Tạp chí Renewable and Sustainable Energy Reviews (chuyên về năng lượng tái tạo và phát triển bền vững) đã mô tả, thế giới sẽ sớm đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cobalt ngay đầu những năm 2020 – vấn đề mà về mặt logic, hoàn toàn có thể kìm hãm sự lên ngôi của trào lưu xe điện.

Thế nhưng, trữ lượng Coban trong lòng đại dương lại nhiều gấp 70 lần so với trên đất liền; Và chỉ riêng tại khu vực giàn khoan số 76 trên Vịnh Mexico, nếu triển khai một hệ thống dày đặc các thiết bị trên là đã có thể khai thác được gần ¼ tổng lượng Coban sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo pin năm 2017 – nghiên cứu cho biết.

Kỹ thuật mới này, mặc dù khả thi về mặt khoa học, song hãy còn quá đắt để có thể triển khai trên diện rộng – New Scientist nhận định. Vì vậy, một vài chuyên gia đã đề xuất cắt giảm chi phí bằng cách làm những quả cầu hút Coban từ nhựa tái chế và nhiều loại rác thải khác, nhằm giúp viễn cảnh trên khả thi hơn về mặt tài chính.

Nguồn: