Các nhà khoa học đã sáng tạo ra một phương pháp gọi là Quixote. Theo đó, họ để trí tuệ nhân tạo đọc và hiểu các câu chuyện từ Internet. Sau đó, phương pháp Quixote sử dụng các "tín hiệu phần thưởng" để củng cố hành vi tốt và trừng phạt hành vi xấu trong các thử nghiệm.


Nhiều người lo ngại trong tương lai robot biết suy nghĩ có thể “nổi dậy” đe dọa sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, Mark Riedl và Brent Harrison - hai nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) - tin rằng có một cách để làm cho sinh sản trí tuệ nhân tạo (AI) hiểu các giá trị đạo đức của con người để rồi ít có khả năng đe dọa chúng ta hơn.

Đó là dạy AI về về điều hay lẽ phải, đạo đức, cái gì là tốt, cái gì là xấu… qua các câu truyện cổ tích, ngụ ngôn dân gian tương tự như cách chúng ta dạy trẻ nhỏ.

Có hàng trăm câu câu chuyện được dùng để giáo dục như vậy và các nhà nghiên cứu tin rằng robot có thể học được điều đó tốt hơn là học từ các kịch bản được lập trình sẵn.

"Những câu chuyện truyện ngụ ngôn, tiểu thuyết và văn học của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới giúp chúng ta dạy trẻ em cư xử theo cách xã hội chấp nhận được bằng các ví dụ về hành vi thích hợp và không thích hợp. Chúng tôi tin rằng đó cũng là cách giáo dục tốt nhất đối với robot, qua đó có thể giúp chúng hiểu và sẽ không gây hại cho con người" - ông Riedl cho biết.

Các nhà khoa học đã sáng tạo ra một phương pháp gọi là Quixote. Theo đó, họ để trí tuệ nhân tạo đọc và hiểu các câu chuyện từ Internet. Sau đó, phương pháp Quixote sử dụng các "tín hiệu phần thưởng" để củng cố hành vi tốt và trừng phạt hành vi xấu trong các thử nghiệm.

Một trong những thử nghiệm tiêu biểu là giao cho robot nhiệm vụ đi mua thuốc. Nếu không hiểu được rằng cần phải trả tiền để mua thuốc và trộm cắp là sai trái, robot có thể lựa chọn cách cướp hiệu thuốc để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhất. Nhưng thông qua việc đọc các câu chuyện từ Internet, có robot đã hoàn thành nhiệm vụ bằng cách đến ngân hàng rút tiền và mua thuốc, dù cách này mất nhiều thời gian hơn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thừa nhận bên cạnh việc robot có thể được dạy cách cư xử "tốt", chúng cũng có thể bị tiêm nhiễm những hành vi "xấu" bằng chính phương pháp này.