Bước vào Phòng Bảo quản hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - nơi đã phục dựng thành công rất nhiều hiện vật quý để trưng bày, có thể thấy rõ sự tập trung cao độ trên nét mặt của mỗi cán bộ đang làm việc.

Một người trong số đó - chị Nguyễn Thị Lan cho biết: “Nguyên tắc hàng đầu của chúng tôi là hạn chế tối đa việc can thiệp trực tiếp vào hiện vật.” Mỗi hiện vật bằng đồng, đá, giấy, gỗ, hay vải… đều có những đặc tính riêng mà nếu không am hiểu thì bất kỳ thao tác nào của người làm công tác bảo quản cũng có thể làm biến đổi hiện vật.

Được biết, bảo quản đồ dệt là khó nhất, chỉ riêng tác động của ánh sáng và tia cực tím cũng đủ khiến nó phai màu và trở nên dễ bị rách, mủn... Nhưng ngay cả những hiện vật thuộc loại chất liệu bền như đồng hay đá, nếu không được vệ sinh đúng cách cũng có thể bị xước bề mặt. Công việc bảo quản bởi vậy đòi hỏi rất nhiều hiểu biết và sự công phu, tỉ mỉ ở các cán bộ chuyên môn.

Những cổ vật được sắp xếp ngăn nắp chờ tu sửa, phục dựng.
Những cổ vật được sắp xếp ngăn nắp chờ tu sửa, phục dựng.

Cổ vật cần xử lý được đặt trên chiếc bàn có đệm các lớp xốp, tránh sự va chạm với những vật dụng cứng. Xung quanh là những lọ hoá chất, bao gồm các loại dung môi hữu cơ, chất tẩy rửa, chất ức chế, keo gắn...
Cổ vật cần xử lý được đặt trên chiếc bàn có đệm các lớp xốp, tránh sự va chạm với những vật dụng cứng. Xung quanh là những lọ hoá chất, bao gồm các loại dung môi hữu cơ, chất tẩy rửa, chất ức chế, keo gắn...

Hiện vật được vệ sinh bằng gôm làm sạch, dùng nước cất để tẩy rửa và sau đó gia cố những vị trí bong tróc.
Hiện vật được vệ sinh bằng gôm làm sạch, dùng nước cất để tẩy rửa và sau đó gia cố những vị trí bong tróc.

Dùng máy tạo hơi nước nóng để đánh sạch chất bẩn trên cổ vật và chủ yếu dùng cho đồ sứ.
Dùng máy tạo hơi nước nóng để đánh sạch chất bẩn trên cổ vật và chủ yếu dùng cho đồ sứ.

Lọ sứ men nhiều màu bị vỡ đang được gắn lại.
Lọ sứ men nhiều màu bị vỡ đang được gắn lại.

Các cán bộ bảo quản chế tác mùn cưa để gắn vào hai cánh cửa của chùa Phổ Minh từ thời Trần (thế kỷ XIV). Đây là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc.
Các cán bộ bảo quản chế tác mùn cưa để gắn vào hai cánh cửa của chùa Phổ Minh từ thời Trần (thế kỷ XIV). Đây là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc.

Đưa mùn cưa và keo trộn để bồi vào chữ ở vị trí đã mất. Dự kiến việc tu sửa cánh cửa chùa Phổ Minh sẽ được nhóm bảo quản thực hiện liên tục trong ba năm.
Đưa mùn cưa và keo trộn để bồi vào chữ ở vị trí đã mất. Dự kiến việc tu sửa cánh cửa chùa Phổ Minh sẽ được nhóm bảo quản thực hiện liên tục trong ba năm.

Được biết, hai cánh cửa này có chạm đôi rồng lớn chầu Mặt trời trong khuôn hình lá đề.
Được biết, hai cánh cửa này có chạm đôi rồng lớn chầu Mặt trời trong khuôn hình lá đề.