Với công nghệ mới, bệnh nhân bị liệt tứ chi 28 tuổi đã sử dụng một hệ thống cảm biến được cấy gần não của mình để gửi tin nhắn điều khiển tất cả bốn chân tay tê liệt dễ dàng hơn kèm bộ giáp Exoskeleton hỗ trợ.

Exoskeleton là thiết bị đặc biệt được chế tạo có chức năng bổ trợ sức mạnh và khả năng cho con người. Thiết bị này trong nghiên cứu mới bên cạnh việc bổ trợ sức mạnh còn là công cụ vô cùng hữu ích cho những người bị liệt tứ chi.

Một bệnh nhân bị liệt tứ chi đang sử dụng bộ giáp exoskeleton ở Grenoble, Pháp.

Kết quả được công bố trên Tạp chí Thần kinh Lancet đưa các bác sĩ tiến gần hơn đến một ngày có thể giúp bệnh nhân bị liệt không chỉ di chuyển được mà còn điều khiển máy tính chỉ sử dụng tín hiệu não.

Tuy nhiên, hiện tại bộ giáp exoskeleton hoàn toàn là một nguyên mẫu thử nghiệm và cần có thêm thời gian cho các thử nghiệm lâm sang.

Alim-Louis Benabid, bác sĩ phẫu thuật thần kinh và là giáo sư tại Đại học Grenoble, Pháp, người đứng đầu thử nghiệm cho biết, hệ thống máy tính não không dây bán xâm lấn đầu tiên đang được thiết kế để kích hoạt cả bốn chi với người bị liệt tứ chi.

Ông cho biết các công nghệ máy tính có tác động đến não trước đây thường sử dụng các cảm biến xâm lấn được cấy vào não, nơi chúng có thể nguy hiểm hơn và thường ngừng hoạt động. Các phiên bản trước đây chủ yếu được kết nối qua dây dẫn hoặc đã bị giới hạn trong việc tạo chuyển động chỉ trong một chi.

Trong thử nghiệm này, hai thiết bị ghi âm đã được cấy ghép ở hai bên đầu của bệnh nhân, giữa não và da, trải qua vùng vỏ não cảm biến của não điều khiển cảm giác và chức năng vận động.

Mỗi máy ghi âm chứa 64 điện cực thu thập tín hiệu não và truyền chúng đến một thuật toán giúp giải mã. Hệ thống sẽ dịch các tín hiệu não thành các chuyển động mà bệnh nhân nghĩ đến và gửi các mệnh lệnh của mình đến exoskeleton.

Trong 24 tháng, bệnh nhân tham gia thử nghiệm đã thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để đào tạo thuật toán có thể hiểu suy nghĩ của mình và tăng dần số lượng chuyển động mà anh ta có thể thực hiện.

Nhận xét về kết quả này, Tom Shakespeare, giáo sư tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh LonDon, cho biết đây là một sự tiến bộ đáng hoan nghênh và thú vị, nhưng cũng cảnh báo giữa lý thuyết và thực tiễn cần có thêm các nghiên cứu.