Trước khi có iPhone và iMac (hay Macintosh) như ngày nay, Apple từng phát triển máy tính Lisa.

Lisa là viết tắt của Local Integrated Software Architecture (tạm dịch: Kiến trúc phần mềm tích hợp cục bộ), cũng là tên con gái đầu của Steve Job.

Máy tính Lisa với ổ cứng ProFile lắp bên trên. Ảnh: Stahlkocher/ Liên minh cấp phép nguồn mở miễn phí GNU
Máy tính Lisa với ổ cứng ProFile lắp bên trên. Ảnh: Stahlkocher/ Liên minh cấp phép nguồn mở miễn phí GNU

Chiếc máy này ra mắt năm 1983 nhưng là một sản phẩm thất bại bởi mức giá trên trời, vào khoảng 10.000 hay 24.700 USD sau khi điều chỉnh trượt giá. Tuy nhiên, trong lịch sử Apple, Lisa đã đặt nền tảng cho hệ điều hành MacOS hôm nay.

Năm 2018, các fan của Apple sẽ được sống lại những đầu của Apple - thời điểm hãng mới chỉ là một công ty khởi nghiệp non trẻ ở Cupertino, Calif, do Steve Jobs và Steve Wozniak sáng lập, có trụ sở đặt tại Mountain View, California – nơi sau này trở thành Bảo tàng Lịch sử Máy tính.

Al Kossow – người quản lý Bảo tàng thông báo: mã nguồn của Lisa sẽ được khôi phục, công bố trên mạng và cho chúng xem để thấy được tầm quan trọng mang tính lịch sử của từng dòng code tạo nên Lisa.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ mã nguồn sẽ được công bố, trong đó có phần kiểm tra lỗi chính tả trên phần mềm Lisa Writer (ứng dụng xử lý văn bản), Kossow cho biết thêm.

Lisa là máy tính đầu tiên trên thế giới được thiết kế với giao diện đồ họa người dùng, hướng tới khách hàng doanh nghiệp, vì vậy mức giá của nó rất cao. Nhờ bộ vi xử lý rất nhanh 5 MHz và bộ nhớ Ram 1MB (rất lớn vào thời kỳ đó), Lisa đem tới người dùng những công nghệ đột phá trong việc tổ chức và quản lý file dữ liệu bằng cách sử dụng chuột.

Apple đã chi tới 150 triệu USD để phát triển Lisa và quảng cáo: chiếc máy sẽ là kẻ thay đổi cuộc chơi với dấu ấn của diễn viên chính Kevin Costner. Tuy nhiên, hãng chỉ bán được 10.000 chiếc trong năm 1983, sau đó phải chuyển hướng sang chế tạo những thế hệ máy kế nhiệm nhỏ và rẻ hơn, Macintosh.

Trên thực tế, Lisa là một chương buồn trong lịch sử của Apple bởi nó đơn giản chỉ là một nguyên mẫu đắt đỏ, thô ráp, xiêu vẹo và không được mạnh mẽ như các thế hệ Mac – Leander Lahney, tác giả và nhà báo công nghệ nói với Wired, năm 2010. Tuy nhiên, sự thất bại của Lisa đã dạy cho nhóm phát triển Mac biết cách điều chỉnh mục tiêu cụ thể cho phù hợp hơn.

Lisa cũng là nhân chứng cho một chuỗi các sự kiện giúp định hình lịch sử Apple - cũng theo Wired. Steve Jobs khi ấy đã nhanh chóng bị CEO John Sculley đá ra khỏi nhóm phát triển Lisa và tham gia vào dự án Mac.

Những hành động chống lại Jobs của Sculley trong dự án thiết kế thế hệ Mac huyền thoại đầu tiên đã khiến Job phải rời khỏi công ty mà mình sáng lập năm 1985.

Sau đó, Jobs trở lại cho sự hồi sinh của Apple và năm 1997 sau khi gia nhập và điều hành studio sản xuất phim hoạt hình Pixar rất thành công.