Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ, cũng đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn với việc bảo tồn cá thể tê tê.

Lấy mẫu máu, lông rồi tái thả tự nhiên

Trước việc hơn 40 cá thể tê tê là tang vật từ các vụ buôn bán bất hợp pháp được nuôi dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã, chưa được thả vì vướng luật đã chết, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (SVW) đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội bảo tồn tê tê thế giới IUCN cho rằng, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác cũng đang mắc phải khó khăn này.

Ông Thái chia sẻ: "Tôi đã sang Mỹ, thực ra Mỹ cũng đang gặp những vướng mắc này. Tất cả các sản phẩm động vật hoang dã, sống hay chết, là vật chứng của vụ án hình sự, đều phải chờ vụ án đó kết thúc mới được xử lý tang vật.

Thếnhưng theo ông Thái, ở Mỹ, người chủ tọa có quyết định rất lớn, đối với các trường hợp bắt được động vật sống. Nếu các con động vật khó nuôi theo đánh giá của các chuyên gia, trung tâm cứu hộ, bác sĩ thú y, khả năng sống sót thấp thì sẽ cho thả trước.

Trước khi thả phải lấy mẫu về lông, máu, chụp ảnh ghi hình lại toàn bộ các con vật đó, để làm căn cứ sau này kiện tụng, lật lại hồ sơ, mới có thể xác định loài, bằng cách đem mẫu máu, lông đi phân tích ADN.

''Tất cả các trường hợp khó khăn trong việc cứu hộ, nuôi sống đều nên dùng biện pháp lưu giữ số liệu rồi thả về tự nhiên. Còn trong trường hợp những con động vật đó sống sót bình thường, các trung tâm cứu hộ có khả năng cứu hộ thì họ sẽ vẫn giữ lại cho đến khi vụ án kết thúc mới bắt đầu xử lý bằng cách tiêu hủy hoặc tái thả về tự nhiên" - ông Thái khẳng định.

Te te chet oan vi vuong Luat: My kho nhu Viet Nam

Bảo tồn cá thể tê tê còn nhiều khó khăn

Bên cạnh đó, theo ông Thái,nước Mỹ rất ít khi tịch thuđược các trường hợp buôn bán động vật sống với số lượng lớn như Việt Nam, chỉ có đi săn bắn họ bắn nhầm làm cho con động vật bị thương, bị chết, phải xử lý truy tố.

Họ chỉ chủ yếu buôn bán những sản phẩm như da, lông, sừng...chứ không mua bán động vật sống về thịt, nên họ không có vấn đề về pháp luật, còn Việt Namchủ yếu vận chuyển động vật sống về bán cho các nhà hàng làm thịt, nên lượng động vật sống tịch thu tại Việt Nam lớn gấp nhiều lần.

Đặc biệt, trên toàn bộ thế giới hiện nay, gần như rất ít nơi có tổ chức đủ khả năng cứu hộ lâu dài với tê tê.Các nước,sau khi tịch thu được tê tê thường sẽ ghi nhận, lưu giữ các thông tin, rồi tiến hành thả tê tê trực tiếp trở lại tự nhiên, càng sớm, càng tốt, đặc biệt khu vực Đông Nam Árất ít những nơi có được khả năng, cơ sở cứu hộ lâu như Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong khu vực, cứu hộ và phục hồi tê tê. Một điều khác biệt giữa Việt Namvà các nước khác, đó chính là chúng ta là một trong những nước gần cuối của đường dây buôn bán động vật hoang dã, nó đi vào Việt Nam rồi đi sang Trung Quốc.

Cũng bởi vì, cuối đường dây nên tê tê thường rất yếu, vì bị tiêm nước, chất lỏng vào cơ thể làm tăng trọng lượng, làm ảnh hưởng sức khỏe.

Cho nên, các nước khác họ chọn phương án thả càng sớm, càng tốt thì nó lại rất phù hợp với tê tê, như Lào, Campuchia, bắt được thì thả về rừng ngay thì cơ hội sống sót của nó cao, còn khi đi đến sang Việt Nam, gần biên giới Trung Quốc thì con vật đó kiệt sức.

Nhưng do pháp luật của chúng ta quy định cho đến khi vụ án kết thúc, tòa án ra quyết định tịch thu tang vật ấy, xử lý tang vật như thế nào, mà vụ án nhanh nhất cũng phải tiến hành 3-4 tháng trở lên, còn phần lớn là trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm là phần nhiều, nên trung tâm cứu hộ không thể đủ nhân lực, chuồng trại, tiền thức ăn, chăm sóc.

Vẫn còn nhiều nỗi lo

Tiếp cận vấn đề ở góc độ khác, theo ông Thái, hiện nay Bộ Luật tố tụng hình sự mới của Việt Nam ban hành vào 1/7 đã có những sửa đổi, đối với các động vật hoang dã được tịch thu. Cụ thể,không phải chờ vụ án đó kết thúc, xác định rõ ràng loài gì, số lượng bao nhiêu, có thể chuyển giao cho cơ quan chuyên môn như trung tâm cứu hộ, cơ quan kiểm lâm đưa ra quyết định xử lý trực tiếp.

"Đây là giải pháp mới cho việc cứu hộ và bảo tồn các loài động vật hoang dã trong đó có tê tê, nhưng việc xử lý đó nhanh đến mức độ nào, xác định loài, tên loài, tùy thuộc nhiều vào cơ quan tịch thu, cảnh sát môi trường, cơ quan kiểm lâm.

Để thấy Luật đã sửa đổi, nhưng còn tùy thuộc vào các đơn vị thực thi pháp luật mức độ nhanh hay chậm", ông Thái nhấn mạnh.

Bởi vì, theo ông Thái, Việt Nam là nơi có số lượng động vật bị buôn bán rất nhiều, vì ở cạnh Trung Quốc. Ngay trong tháng 11/2015, chúng ta tịch thu hơn 2 tấn vảy tê tê ở Quảng Ninh, tháng 9 có 6 tấn vảy tê tê tịch thu cảng Đà nẵng, số lượng vảy như thế chỉ 10% trọng lượng cơ thể tê tê, tính ra nhân lên mới thấy số lượng động vật bị mất là vô cùng lớn.

Hơn nữa, ở Trung Quốc vảy tê tê vẫn được sử dụng hợp pháp, theo thống kê, cơ quan chính phủ Trung Quốc đã cho phép các bệnh viện đông y được sử dụng.

Rất nhiều cá thể tê tê đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã
Rất nhiều cá thể tê tê đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã

Tất cả các loại vảy, nguồn gốc chính là từ các cơ quan tịch thu pháp luật, khi tịch thu được đưa vào kho, sử dụng nguồn vảy cung cấp cho các cơ sơ y tế. Trung Quốc cũng nêu rõ, nếu các cơ sở y tế chưa đủ lượng vẩy, thì họ sẽ tự nghiên cứu các biện pháp sinh sản tê tê để lấy vảy.

Đặc biệt, tại cuộc họp mới đây về bảo tồn tê tê ở Thụy Sỹ, trong khi tất cả các nước có phân bổ tê tê đều mong muốn đưa cả 8 loài tê tê lên nhóm 1 của công ước về Buôn bán quốc tế các loài hoang dã động thực vật (CITES), nghĩa là cấm buôn bán vì mục đích thương mại toàn cầu với toàn bộ cá thể tê tê.

Chỉ duy nhất có Trung Quốc phản đối vì chưa đủ số liệu khoa học chứng minh còn bao nhiêu cá thể tê tê ngoài tự nhiên, nên không biết độ quý hiếm ra sao.