Trong thời gian tới, nếu có được chuỗi giá trị, cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của các nghiên cứu khoa học, chúng tôi sẽ đẩy mạnh giá trị sản phẩm tăng 6 – 8 lần và tăng mức thu hồi từ phụ phẩm lên 80%.

Ông Phan Thanh Lộc - Tổng Giám đốc Vietnam Food.

Vietnam Food là doanh nghiệp chuyên xử lý phế phẩm từ tôm với công suất 70.000 tấn mỗi năm. Từ đầu tôm, Vietnam Food có thể tạo ra bốn sản phẩm là dược phẩm, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và phân bón. Các sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ trong nước, mà còn được các tập đoàn trên thế giới phân phối toàn cầu. Bởi nguồn nguyên liệu này, hoặc sẽ trở thành hiểm hoạ, hoặc sẽ trở thành tài sản lớn, tạo ra nhiều dòng sản phẩm như dầu omega, glucosamine, chitin, chitosan, nếu có công nghệ tốt.

So với thế giới, Việt Nam thu hồi được 56% từ phụ phẩm, trong khi thế giới đạt trung bình 75%, ở các nước tiên tiến ,con số này là 95%. Hay như chỉ số về khả năng tạo ra giá trị gia tăng, Na Uy giúp sản phẩm tăng trưởng 28 lần so với sản phẩm đầu vào, trong khi ở Việt Nam, con số này dừng lại ở mức 2 – 3 lần.

Mục tiêu của Vietnam Food là tạo ra giá trị lớn gấp 4 – 5 lần so với sản phẩm đầu vào. Với trong thời gian tới, nếu có được chuỗi giá trị, cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của các nghiên cứu khoa học, chúng tôi sẽ đẩy mạnh giá trị sản phẩm tăng 6 – 8 lần và tăng mức thu hồi từ phụ phẩm lên 80%. Quan trọng hơn cả là môi trường được xử lý triệt để, tránh tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, những con số này sẽ mãi mãi chỉ nằm trên giấy, nếu không có các giải pháp đồng bộ được thực hiện.

Ngoài ra, tôi mong Chính phủ và bộ KH&CN hỗ trợ, định hướng phát triển chuỗi liên kết ngành tôm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Làm được điều này, giá trị sản phẩm và số lượng khách hàng cũng sẽ tăng cao.