Đối với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, nếu có điều gì thấy rõ nhất trong nửa năm 2019 vừa trôi qua, thì đó chính là sự đi vào thực chất của những startup “xịn” – thoát ra khỏi những phong trào ầm ĩ của thời gian trước đây. Cùng với nó, là những cuộc cãi nhau và chia tay to đùng…

Tại Vietnam Ventures Summit vừa qua, John N. Le, chàng trai người Mỹ gốc Việt đã giới thiệu startup Propzy được thiết kế hoàn toàn cho thị trường Việt Nam. Đó là nền tảng giao dịch bất động sản dựa trên những công nghệ mới nhất, cho phép kết nối thành công giữa người mua và người bán nhanh nhất.
Tại Vietnam Ventures Summit vừa qua, John N. Le, chàng trai người Mỹ gốc Việt đã giới thiệu startup Propzy được thiết kế hoàn toàn cho thị trường Việt Nam. Đó là nền tảng giao dịch bất động sản dựa trên những công nghệ mới nhất, cho phép kết nối thành công giữa người mua và người bán nhanh nhất.

Người về ngày càng đông hơn…

Khi ông Thứ trưởng Bộ Doanh nghiệp Malaysia hỏi: “Vũ khí bí mật của khởi nghiệp Việt Nam là gì?”, tự dưng trong đầu tôi bật lên ngay câu trả lời: “Là cộng đồng người Việt vô cùng tài năng trên toàn thế giới”. Và quả thật, trong nửa năm đầu của 2019, một làn sóng Việt kiều về nước khởi nghiệp diễn ra âm thầm nhưng vô cùng mạnh mẽ.

Chẳng hạn, ở sân khấu chính của Vietnam Ventures Summit vừa qua là sự xuất hiện khá bất ngờ của John N. Le, chàng trai người Mỹ gốc Việt. John lên giới thiệu nhanh về startup mang tên Propzy của mình, được thiết kế hoàn toàn cho thị trường Việt Nam. Đó là nền tảng giao dịch bất động sản dựa trên những công nghệ mới nhất, cho phép kết nối thành công người mua và người bán nhanh nhất. Sau khi trình bày, John tiến hành ký kết khoản đầu tư trị giá 1,4 triệu USD với quỹ đầu tư Hàn Quốc DT&I. DT&I là một trong những quỹ Hàn Quốc đầu tư sớm nhất tại Việt Nam, hiện tập trung vào các lĩnh vực tiêu dùng, nội dung số, di động và công nghệ thông tin.

John không hề là người đơn độc. Nhóm Việt kiều về nước khởi nghiệp có phần “ẩn mình” này đông dần lên, và mỗi tuần lại xuất hiện thêm những gương mặt mới, kể cả du học sinh. Hùng Trần, Việt Huỳnh, Thức Vũ… những cái tên ngày xưa chỉ gắn với thị trường Mỹ, giờ rất dễ tìm gặp tại Việt Nam…

Nhiều “tay chơi” quốc tế

“Có bao nhiêu startup nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam?” – đó là một câu hỏi rất thú vị được Andrew, đại diện một quỹ đầu tư mạo hiểm của Thụy Sĩ nêu ra. Tôi không biết hết, nhưng chắc chắn là các nơi như Shinhan Future Lab của ngân hàng Hàn Quốc, vườn ươm doanh nghiệp Đức của tổng lãnh sự Đức tại TP.HCM, chương trình xúc tiến đổi mới sáng tạo của chính quyền Áo… đều nơi vài startup ngoại nhập đang ngồi làm việc, và mỗi tháng đều tổ chức các chương trình cho startup nước họ đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội thị trường.

Sự tham gia ngày càng đông đảo hơn của nhóm Singapore thông qua hàng loạt dự án kết nối với các vườn ươm trong nước, thêm các startup quốc tế muốn giải quyết các vấn đề của Việt Nam thông qua chương trình Viet Challenges đang góp phần làm sôi động hơn rất nhiều thị trường đổi mới sáng tạo và kinh doanh bằng công nghệ ở Việt Nam.

Tách nhóm thực chất

Thương mại điện tử, điện toán đám mây, ví điện tử, platform du lịch… đã đủ sức mạnh để cạnh tranh có phần lấn lướt các doanh nghiệp truyền thống.
Thương mại điện tử, điện toán đám mây, ví điện tử, platform du lịch… đã đủ sức mạnh để cạnh tranh có phần lấn lướt các doanh nghiệp truyền thống.

Chính sự xuất hiện của các tay chơi lớn, được đầu tư bài bản từ các nguồn quỹ quốc tế hoặc hậu thuẫn từ các tập đoàn lớn trong nước, đã từng bước đưa startup Việt Nam từ đông đúc về số lượng chuyển dần sang mô hình chất lượng. Những startup tiềm năng trước đây đã dần lớn lên, nhóm không đủ sức đã phải rời sân chơi, và câu chuyện của những “mega deal” – những thương vụ rất lớn, đã bắt đầu diễn ra, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tài chính.

Nhiều liên minh mới được hình thành, và câu chuyện của khởi nghiệp bây giờ không còn là “trẻ trung” và “khát vọng” nữa, mà đã bắt đầu hình thành những trụ cột của nền kinh tế. Thương mại điện tử, điện toán đám mây, ví điện tử, platform du lịch… từ những công ty khởi nghiệp trước đây, đã đủ sức mạnh để cạnh tranh có phần lấn lướt các doanh nghiệp truyền thống.

Sự trỗi dậy của các tỉnh. Sự náo loạn của nhà đầu tư

Cùng với sự trưởng thành của startup, là những vấn đề phức tạp trong kinh doanh cũng bắt đầu phát sinh. Đầu năm là sự vụn vỡ của một startup thuộc loại rất xịn, mở văn phòng ở cả ba miền, nhận đầu tư rất tốt. Lý do? Nhiều đồn đoán khác nhau, nhưng việc cả một đội ngũ lớn bỏ đi thực sự đưa startup đang sắp lớn này vào một bi kịch.

Có vẻ như sự hào hứng của các trung tâm khởi nghiệp lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đã bắt đầu lan đến các tỉnh, mang lại một nguồn sinh khí mới, và rất nhiều chờ đợi mới.
Có vẻ như sự hào hứng của các trung tâm khởi nghiệp lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đã bắt đầu lan đến các tỉnh, mang lại một nguồn sinh khí mới, và rất nhiều chờ đợi mới.

Khác hoàn cảnh vỡ trận của đội ngũ là chuyện nhà sáng lập “ra riêng” vì mâu thuẫn với nhà đầu tư, làm cả cộng đồng náo loạn. Một startup 4 năm tuổi, nhận đầu tư hơn 1 triệu USD, giờ quyết dẹp để đi làm việc mới thật sự là một cú sốc với nhà đầu tư và thị trường. Khi câu chuyện này vỡ ra, mới biết đó không phải là trường hợp duy nhất, mà người thạo tin trong hệ sinh thái có thể kể ra hàng loạt những vụ “bắt chẹt nhà đầu tư” của startup…

Điểm nhấn cuối cùng của khởi nghiệp Việt thời gian qua là sự trỗi dậy rất năng động của nhóm khởi nghiệp các địa phương. Có vẻ như sự hào hứng của các trung tâm khởi nghiệp lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đã bắt đầu lan đến các tỉnh, mang lại một nguồn sinh khí mới, và rất nhiều chờ đợi mới.