Chủ đề chính của Techfest 2018 là “Toàn cầu hóa” của khởi nghiệp. Tuy vậy, một trong những điểm nhấn quan trọng nhất mà ban tổ chức đưa ra, lại là việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của từng địa phương, với những giá trị bản địa sâu sắc của nó, nhằm nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp từ lúc mới ra đời.

Báo KH&PT trích đăng ý kiến của ông Martin Webber - Phó Chủ tịch thường trực tập đoàn J.E Austin - đơn vị triển khai hàng loạt các dự án hỗ trợ khởi nghiệp trên toàn thế giới, chia sẻ tại Techfest kỳ này.

Ông Martin Webber - Phó Chủ tịch thường trực tập đoàn J.E Austin.

Định nghĩa lại hệ sinh tháikhởi nghiệp địa phương


Tôi cho rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương chính là nền tảng của năng lực cạnh tranh cho các doanh nghệp khởi nghiệp. Vừa trở về từ hai hội nghị quan trọng trong lĩnh vực này tại Toronto (Canada) và Sáng kiến phát triển cụm sáng tạo của Israel, các chuyên gia trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu sự liên hệ giữa hệ sinh thái và đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng của sức cạnh tranh của một địa phương, mà ở Việt Nam, có thể xem xét dưới mô hình là một thành phố.


Chúng ta hay nói về hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, và nước nào cũng thích gọi mình là “quốc gia khởi nghiệp”, nhưng thực chất, trái tim của hệ sinh thái phải là địa phương, không phải quốc gia. Chỉ có ở quy mô địa phương, chúng ta mới có thể tạo ra những môi trường thúc đẩy đầu tư kinh doanh và gia tăng quy mô của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua cách tạo dựng môi trường khởi nghiệp hợp lý.


Chỉ có ở địa phương, các nền tảng của đổi mới sáng tạo là các trường đại học, viện nghiên cứu mới gắn sát được các nhu cầu và giá trị bản địa. Từ đó, các trung tâm ươm tạo, chương trình tăng tốc khởi nghiệp mới “đo ni đóng giày” được cho những doanh nghiệp địa phương. Không nhất thiết phải là những doanh nghiệp công nghệ cao, nhưng sự kết hợp và chia sẻ về tài chính, cả phần nợ và vốn chủ sở hữu, chính là do các nhà đầu tư tại chỗ thực hiện các công tác đầu tiên của quá trình kích hoạt dự án.


Vì vậy, mô hình hợp tác công tư luôn là yếu tố cần thiết để đảm bảo sự tập trung nguồn lực, sử dụng hiệu quả các quỹ đầu tư và chia sẻ tầm nhìn chung của một cộng đồng khởi nghiệp vùng.


Đà Nẵng đã thành lập Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố, quy tụ đa đạng và rộng khắp các thành viên cùng nhiều nguồn lực nhằm phân phối, chia sẻ mô hình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương.


9 cách mà chính quyền địa phương giúp khởi nghiệp

Chính quyền địa phương nói riêng và chính phủ nói chung nên làm gì để giúp phát triển doanh nghiệp kinh doanh và hệ sinh thái hiệu quả? Nói chung, họ nên khuyến khích sự đổi mới và giảm rủi ro của giai đoạn khởi động doanh nghiệp. Dưới đây là 9 cách chính phủ có thể giúp mà chúng tôi thống kê được:

1. Cung cấp các ưu đãi tài chính - ví dụ: trợ cấp, ưu đãi thuế, tài trợ bổ sung

2. Tạo “không gian” cạnh tranh cho doanh nghiệp kinh doanh thông qua chính sách cạnh tranh lành mạnh

3. Tạo môi trường pháp lý thông thoáng để đơn giản hóa việc kinh doanh

4. Mở thị trường cho doanh nghiệp kinh doanh - ví dụ: thông qua chính sách mua sắm công khuyến khích doanh nghiệp nhỏ tham gia đấu thầu

5. Hỗ trợ và tài trợ cho hệ sinh thái - ví dụ, bằng cách tài trợ cho các sự kiện và chương trình, hoặc bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng nền tảng

6. Trợ giúp để các chương trình giảng dạy phải đáp ứng và nên cung cấp sinh viên tốt nghiệp với những kỹ năng mà các doanh nghiệp cần

7. Giảm chi phí khởi nghiệp và kinh doanh

8. Tham gia với các doanh nhân và tổ chức hệ sinh thái, để hiểu và trả lời rào cản của họ. Hãy coi trọng các doanh nghiệp khởi nghiệp, không chỉ là những doanh nghiệp lớn, được thành lập lâu năm.

9. Nhận thức rằng tinh thần kinh doanh có thể diễn ra trong suốt nền kinh tế. Nó không chỉ là công nghệ cao. Và nó không chỉ là về “ứng dụng trên điện thoại tiếp theo”. Chắc chắn có một lý do để khuyến khích công nghệ, và công nghệ cao là điều tuyệt vời cho việc đa dạng hóa và tạo ra các công việc được trả lương cao. Nhưng phần lớn công việc là ở các ngành truyền thống trong nền kinh tế - ví dụ như trong các dịch vụ, du lịch và nông nghiệp.

Hai bài học địa phương

Jesusalem - Thánh địa của quốc gia khởi nghiệp Israel, nghe có vẻ hơi phát triển quá so với một thành phố nhỏ của Việt Nam. Nhưng bù lại, Yangon - một vùng đất mới mở cửa ở Myanmar, cũng hoàn toàn chia sẻ công thức phát triển chung này.

Jerusalem, 10 năm trước: không có hệ sinh thái khởi nghiệp, không tập trung vào các ngành cụ thể có lợi thế bản địa, không có nhiều sự tin tưởng hoặc cộng tác giữa nhà nước và công ty mới, không có sự phối hợp giữa các thành tố như trường học, nhà đầu tư, các nơi cung cấp hạ tầng công nghệ, trình độ học vấn thấp, cơ sở hạ tầng nền tảng kỹ thuật kém, không có công ty hoặc tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp nào. Nói tóm lại, là một nơi khá buồn tẻ nên rất nhiều bạn trẻ đều đến Tel Aviv thủ đô để khởi nghiệp.

Jerusalem đã làm gì? À, họ có ông thị trưởng là một doanh nhân công nghệ rất thành công - có ý thức tốt về những gì cần phải làm. Ông tính ra rằng, ý thức trách nhiệm xã hội cao trong dân số, du lịch được quảng bá thông qua phương pháp truyền thống, cả thành phố đều có kết nối internet toàn thành phố. Chiến lược là biến Jerusalem thành một nơi tuyệt vời để sinh sống, đặc biệt là cho những người trẻ tuổi. Vì vậy đã thu hút một số người chơi lớn từ Tel Aviv và nước ngoài. Họ dành được nhiều ưu tiên của chính phủ quốc gia trong việc phát triển các trường đại học - phục vụ như một mỏ neo cho hệ sinh thái. Họ cũng xin được chính phủ quốc gia - đã giảm thuế cho các công ty mới ở Jerusalem. Chính quyền địa phương ký các thỏa thuận rất tích cực và tự do để thương mại hóa nghiên cứu, khuyến khích các trường cao đẳng và trường học khác tổ chức văn phòng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm. Sau cùng, chính quyền tự tổ chức các mạng lưới, lễ hội và đi quảng bá khắp thế giới về môi trường khởi nghiệp của mình.

Yangon thì sao? Ngữ cảnh là họ mới vừa mở cửa sau thời gian rất dài bế quan tỏa cảng. Sự ấn tượng của nền kinh tế mới tạo ra cơ hội cho việc nhảy vọt trên nền tảng công nghệ và đòn bẩy lớn. Không phải công nghệ cao, mà là chiến lược kinh doanh hiểu biết công nghệ cao. Tuy vậy, thủ đô của Myanmar đối mặt với sự thiếu hiểu biết của chính phủ về tinh thần kinh doanh, chính phủ không tin tưởng vào doanh nghiệp. Nhưng bù lại, họ có khát vọng phát triển, có triển vọng cải thiện môi trường và phát hiện ra số lượng lớn những người trẻ ở nước ngoài và có trình độ học vấn cao, hiểu biết về công nghệ cao, định hướng kinh doanh và quen thuộc với mạng lưới hệ sinh thái toàn cầu. Chính quyền Yangon tổ chức kêu gọi sự thay đổi, trở về với gia đình và đã mang hàng ngàn người Myanmar trẻ trở lại. Chính quyền công bố “sách trắng về kinh doanh” để minh bạch hóa thông tin, tổ chức đào tạo tinh thần kinh doanh, cho phép sự xuất hiện dù chậm của vốn đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu và quyết định khởi nghiệp là một điều tốt cho xã hội. Họ tự gọi mình là một trung tâm đổi mới sáng tạo và bắt đầu chấp thuận những rủi ro nhất định đối với khởi nghiệp…