Các biện pháp thủy lợi mà con người phát minh cho mục tiêu tiết kiệm nước, dường như đã không đạt được nhiều hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thậm chí, một nghiên cứu mới công bố trên Science còn chỉ ra, chính chúng là thủ phạm gây giảm sút nguồn dự trữ nước toàn cầu.

Hệ thống tưới tiêu dạng phun sương không hiệu quả hơn so với phương pháp tưới truyền thống.

Hệ thống tưới tiêu dạng phun sương không hiệu quả hơn so với phương pháp tưới truyền thống. Nguồn: KEN FIGLIOLI

Các biện pháp thủy lợi mà con người phát minh cho mục tiêu tiết kiệm nước dường như đã không đạt được nhiều hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thậm chí, một nghiên cứu mới công bố trên Science còn chỉ ra, chính chúng là thủ phạm gây giảm sút nguồn dự trữ nước toàn cầu.

Khoảng 40% lượng calo mà chúng ta nạp vào người mỗi ngày là đến từ các loại thực phẩm được trồng nhờ biện pháp tưới tiêu. Hoạt động thủy lợi trong nông nghiệp cũng đang tiêu thụ tới 70% lượng nước ngọt mà con người sử dụng. Tuy nhiên, thay vì tập trung canh tác một lượng cây trồng như cũ (sử dụng ít nước hơn), người người nông dân lại thường có xu hướng chuyển sang trồng những loại cây cho giá trị cao song rất “háo nước”, khiến các biện pháp thủy lợi áp dụng trên những thửa ruộng ngày càng trở nên kém hiệu quả. Trong ngắn hạn, thu nhập của người nông dân có thể vẫn tăng lên, nhưng về lâu dài thì trữ lượng nước ngọt phục vụ sinh hoạt tại khu vực hạ lưu hay để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái sẽ bị sụt giảm. Điều này làm dấy lên những nghi vấn và quan ngại về hiệu quả và lợi ích do các hệ thống thủy lợi mang lại.

“Các chính phủ đang rót hàng tỷ USD mỗi năm cho việc duy trì và cải thiện hệ thống thủy lợi, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới nguồn dự trữ nước ngọt của thế giới” - Giáo sư Quentin Graftom tới từ Đại học Quốc gia Australia, người dẫn dắt nghiên cứu trên, khẳng định.

Từ lâu, giới kinh tế học đã đưa ra cảnh báo về nghịch lý xảy ra khi những nguồn tài nguyên đang trở nên rẻ hơn – gọi là hiệu ứng Jevons. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu không có biện pháp chuyển đổi cây trồng hoặc mở rộng diện tích canh tác, sản lượng tăng lên sẽ dẫn tới nhu cầu cần thiết phải giảm lượng tiêu thụ nước – cơ sở cho việc nghiên cứu các phương pháp thủy lợi. Tuy vậy, nhóm Grafton lại chỉ ra, rằng đáng tiếc hiệu ứng Jevons sẽ không xảy đến trên phạm vi toàn cầu khi nhiều biện pháp “tiết kiệm nước” thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng do định hướng sử dụng nước “kém hiệu quả” của con người.

Theo cách thức tưới tiêu truyền thống, một lượng nước lớn sẽ chảy vào các cánh đồng, rồi ngấm vào đất để trở thành nước ngầm, hoặc chảy ngược lại về nơi đã bắt nguồn (như các con sông). Những biện pháp được sử dụng nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng nước có thể sẽ ngăn cản các dòng chảy này. Bài báo của nhóm Grafton đã trích dẫn nhiều ví dụ về nghịch lý của hiệu ứng Jevons trong lịch sử, đồng thời nhấn mạnh sự thờ ơ của các cơ quan chức năng, như Hội đồng cấp cao Liên Hiệp Quốc, đối với nguồn tài nguyên nước.

Bằng cách xây dựng mô hình mô phỏng hoạt động tưới tiêu, bao gồm các phương pháp như tưới nhỏ giọt, tưới phun và tưới bề mặt … sử dụng nguồn nước mưa tại vùng chuyển tiếp giữa các lưu vực, Grafton cùng cộng sự đã chỉ ra những hậu quả có thể xảy đến với nguồn dự trữ nước do mục tiêu tăng năng suất gây nên. Kết luận của nhóm được tổng kết từ nhiều nghiên cứu dựa trên các chương trình tăng năng suất – sản lượng tại các lưu vực trên thế giới.

Bài báo cũng đưa ra 5 gợi ý nhằm bước đầu giải quyết tình trạng trên, bao gồm: tính toán lại hoạt động sử dụng nước tại các lưu vực sông, ghi lại lượng nước đầu vào, đánh giá nguy cơ trước khi áp dụng những chương trình tăng năng suất, phân tích chi phí – lợi ích đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng tới môi trường, và dự đoán phản ứng của người nông dân trước các chính sách điều chỉnh giá thành nước.

Nguồn: https://www.iflscience.com/environment/watersaving-efforts-are-making-things-worse-governments-need-a-new-approach/